|
Post by cuong on Feb 19, 2015 3:08:01 GMT
NHIỀU CHỨNG
Ăn nhiều trứng gây nóng gan linkReplied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-01 14:13:11 Chào Sonata, Tôi có chỗ không được rõ là em nói là mới uống mật gấu đây và da bị nổi sần, sau đó em cập nhật là da bị nổi sần đã 2 năm, vậy thì đâu có liên quan đến mật gấu? Theo các triệu chứng mà em kể thì sức khỏe của em khá tốt, chỉ có điều là em ăn trứng quá thường xuyên thì không tốt. Trứng gây nóng gan và lâu dài có thể gây các chứng bệnh ngoài da. Em có thường xuyên làm việc ngoài trời nắng không? Chứng rát vai cũng có thể là do làm việc ngoài nắng quá lâu. Phó Hay buồn ngủ là do khí trệ
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-03 05:49:05 Chào Sonata, Em ăn trứng bớt lại, không quá 3 trứng 1 tuần. Em hay bị buồn ngủ là do khí trệ, bớt ăn trứng lại cũng giúp vì trứng có hàm lượng đạm và chất béo cao gây áp lực lên can và tỳ. Em hốt 3 thang thuốc sau, nấu nhiều nước uống thay nước thường cả ngày. Khi uống thang này nếu có hiện tượng tiểu nhiều, đại tiện mềm hoặc lỏng là tốt. Sau 3 thang thì em cho biết tình hình Căng thẳng hại tỳ, gan
linkReplied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-03 13:12:42 Chào Ngagoby, Bệnh của em là do stress nhiều gây ra. Khi em bị căng thẳng thì gây áp lực lên tỳ khiến tỳ khí bị bế tắc gây ăn không ngon miệng, không biết đói, ngủ không sâu, giắc ngủ chập chờn. Tỳ hư lâu ngày khiến thủy thấp đình đọng làm mất sự cân bằng giữa can và tỳ khiến can bị uất hóa hỏa gây ra chứng hay bực bội, cáu gắt, khó chịu, mụn mặt, kinh nguyệt rối loạn. Thấp khí của tỳ cộng với hư hỏa của can thành thấp nhiệt ở hạ tiêu gây ra chứng đới hạ, ngứa vùng kín. Em cần giảm bớt ăn chua và không cần dùng vitamin C nữa vì em dùng chất chua nhiều gây phá huyết sẽ khiến sắc mặt tái nhợt, bệnh nặng hơn. Bệnh của em không có gì nghiêm trọng, em đừng lo, uống thuốc một thời gian, can tỳ điều hòa trở lại, sẽ khỏe mạnh và da mịn màng sáng bóng trở lại như xưa. Bệnh của em không ảnh hưởng gì đến việc sinh con sau này nhưng em cần ngưng dùng tất cả các loại thuốc để trị mụn kể cả thuốc ngừa thai nhé. Các loại thuốc này gây rối loạn nội tiết tố nữ, dùng lâu sẽ gây nhiều bệnh khó chữa. Nếu em còn uống thuốc gì khác thì cho biết nhé. Em hốt 5 thang thuốc sau, uống ngày 1 thang trước bữa ăn khoảng nửa giờ. Cách thức sắc thuốc có thể xem bài Cách Sắc Thuốc Bắc bên diễn đàn Kiến Thức Phổ Thông. Em hốt thuốc ở tiệm lớn, có uy tín, nói họ hốt thuốc loại tốt cho em nhé. Đảng sâm 18g Bạch truật 10g Phục linh 18g Đương quy 18g Sơn dược 12g Bạch thược 10g Sài hồ 10g Kinh giới tuệ (bông kinh giới) sao đen 4g Trần bì 8g Đào nhân (loại tốt, đập giập) 8g Ngưu tất bắc 6g Xuyên khung 8g Cát cánh 6g Cam thảo 4g Em hốt 5 thang sau để rửa vùng kín. Khổ sâm 15g Xà xàng tử 8g Bạch chỉ 4g Kim ngân hoa 4g Cúc hoa 8g Hoàng bá 4g Địa phu tử 4g Thạch xương bồ 3g Đổ 6 chén nước, sắc lửa nhỏ cho sôi khoảng 1 giờ, tắt lửa, để nguyên siêu thuốc trên bếp khoảng 5 phút sau đó đem siêu thuốc ngâm vào thau nước cho đến khi thuốc nguội hẳn. Dùng ngoài rửa cửa mình mỗi ngày. Phó Replied by Ngagoby (Hội Viên) on 2012-10-04 11:01:39 dạ vâng,em cảm ơn thầy ạ em còn 1 vài triệu chứng nữa chưa nói: _em uống nhiều nước nhưng không nước tiểu luôn vàng,màu vàng đậm ạ _mấy thàng trước chu kì em không đều,luôn bị lệch 7-10 ngày,nhưng sau khi uống hết hộp thuốc Diane-35 xong thì em có hiện tượng chảy máu kinh nguyệt,tính ra chu kì mới là 25 ngày.Hiện tượng này có sao không thưa thầy?liệu có phải em bị viêm nhiễm bên trong không?và dùng thuốc sắc để rửa như thầy nói có hiệu quả không ạ?(mong thầy bỏ quá cho cách hỏi này của em ạ,không phải do em không tin tưởng mà hỏi thế đâu ạ? Em muốn hỏi nữa là 5 thang thuốc thầy nói trên,mỗi ngày uống 1 tháng,khi uống hết 5 tháng trong 5 ngày thì còn phải uống thuốc gì không ạ? em cám ơn thầy ạ! Reply with a quote Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-04 12:36:43 Chào Ngagoby, Chứng rối loạn kinh nguyệt có thể là do em dùng thuốc ngừa thai gây ra. Thang thuốc trên là để bồi bổ can, thận, tỳ giúp điều hòa trở lại. Em nhớ kiêng cữ như đã dặn thì sẽ ổn. Thang để rửa giúp giệt khuẩn và nấm trị đới hạ (khí hư), dùng rất tốt, không sao cả. Thuốc sắc mỗi ngày uống 1 thang (không phải là 1 tháng), sau 5 thang thì em cập nhật tình hình. Phó Tỳ thấp
linkReplied by Bienxanh (Hội Viên) on 2012-09-21 21:23:50 Trước hết em xin cảm ơn các Thầy và các bạn trong diễn đàn đã quan tâm chia sẻ ! Em xin điền các chi tiết triệu chứng mà thầy Phó đã hỏi ạ: - Em là Nam - Em 27 tuổi - Em hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội - Nước tiểu vàng đậm hoặc vàng nhạt, ko hay bị tiểu đêm - Đại tiển thường là lỏng - Thường hay bị nóng trong người, đặc biệt ra nhiều mồ hôi khi nóng, thỉnh thoảng thấy gai người như kim đâm - Thích uống nước lạnh - Thường ngày hay thích ăn thức ăn chiên xào, có mỡ và đồ ngọt như bánh kẹo,... hiện tai em đang kiêng những thứ đó. Ko có cảm giác biếng ăn, hay có cảm giác đắng ở lưỡi - Trước có hút thuốc, uống rượu, nhưng đã bỏ được 4 năm rồi ạ - Hiện thời em uống nước sắc cây Diệp Hạ Châu, Trà Giải Độc Gan Tuệ Linh, nước nhân trần hằng ngày, uống đã được gần 2 tuần rồi ạ - Hằng ngày em cũng hay găp chuyện không vui - Em không bị buồn nôn, Hay bị chóng mặt khi đang nằm mà đứng dậy ngay, ngủ dậy hay bị mệt mỏi uể oải. Sau 2 tuần nay uống các thứ nước sắc trên thì triệu chứng mệt mỏi khi ngủ dậy đã mất, Nhưng rêu lưỡi và mùi ở miệng thì vẫn chưa giảm ạ Xin bác Phó chẩn dùm em ạ, em xin chân thành cảm ơn Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-09-21 22:27:15 Chào Bienxanh, Em có triệu chứng của tỳ thấp. Triệu chứng có thể bắt đầu từ thói quen ăn uống nhiều loại thức ăn không tốt cho sức khỏe và thường xuyên gặp chuyện buồn bực làm cho can tỳ bất hòa. Tỳ bất kiện vận khiến thủy thấp đình đọng gây ra các chứng bệnh như em kể. Các chứng viêm gan, đại tiện lỏng, viêm xoang, hôi miệng đều là do tỳ khí hư gây ra. Em hốt 5 toa sau, cách thức sắc thuốc có thể xem bài Cách Sắc Thuốc Bắc bên diễn đàn Kiến Thức Phổ Thông. Thang này có thể sắc 2 nước, hòa chung chia làm đôi uống trưa và chiều lúc bụng đói. Em cần kiêng các thức chiên xào dầu mỡ, các thức ăn tái, sống, lạnh, đậu xanh, giá, măng.
Sài hồ 12g Bạch thược 14g Uất kim 12g Đương quy 12g Bạch truật 16g Bạch linh 20g Thương truật 10g Trạch tả 8g Sơn tra 8g Cam thảo 4g
Khi em dùng toa này nếu có những triệu chứng đại tiện lỏng (xổ) rất hôi hám, khớp xương đau nhức, da ngứa ngáy (thậm chí lở loét), mùi mồ hôi cũng nặng là rất tốt. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 3 tới 10 ngày đầu uống thuốc (tùy theo lượng độc tố trong cơ thể nhiều hay ít). Còn nếu không thấy biến chuyển gì thì hoặc là bệnh của em đã quá nặng hoặc là chất lượng các vị thuốc trong thang thuốc không được tốt. Lý do của những triệu chứng này là do cơ thể thải độc. Tạm thời em ngưng dùng tất cả các loại thuốc và trà dược khác.
Em hốt thêm 5 toa sau để làm thuốc súc miệng: Thương nhĩ tử 8g Tân di 10g Bạch chỉ 10g Bạc hà (để riêng) 10g
Đổ 2 chén nước sắc lửa nhỏ cho sôi khoảng 1 giờ, cho vị Bạc hà vào, 5 phút sau chắt thuốc ra chén đậy kín. Chia thuốc làm đôi uống 1 nửa còn 1 nửa dùng để ngậm và súc miệng mỗi buổi sáng. Ngậm càng lâu trong miệng càng tốt. Thang này chỉ cần sắc 1 nước.
Phó
Replied by Bienxanh (Hội Viên) on 2012-09-23 22:47:47 Em xin bổ sung thêm vài triệu chứng nữa, xin Thầy Phó và các thầy có thể xem thêm giúp em ạ. - Bệnh của Em cũng bị gần chục năm rôi, cơ thể của em hình như có nhiều độc tố hay sao mà da mặt và lưng hay bị nhờn vào mùa hè, Đầu có gầu nhiều hơn bình thường, móng tay thì cong từ bé a, .... mồ hôi ra ở nách cũng có mùi nữa Chiều nay em đi hốt thuốc, không biết thêm các triêu chứng ấy các thầy có bổ sung gì thêm cho em ko ạ. Các Thầy đều bận bịu nhiều, em đã làm phiền rồi a, chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các Thầy. Bienxanh Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-09-23 23:01:22 Chào Bienxanh, Các triệu chứng này cũng thuộc về chứng đàm thấp. Toa thuốc không cần thay đổi. Em nhớ nói tiệm thuốc hốt thuốc loại tốt nhất cho em nhé. Phó Thận âm dương lưỡng hư, tỳ dương hư
link posted by Duonghuy (Hội Viên) on July , 09 2012 Em chào bác Phó và các bác Em năm nay 27t, lấy vợ được gần 2 năm nay. Em có một số triệu chứng bênh như sau: - Người hay mệt mỏi - Vận động mạnh 1 chút thì ra mồ hôi nhiều - Tai hay ù - Thắt lưng đau - Tay chân lạnh - Thỉnh thoảng đi đại tiện bị chảy và khó đi (có cảm giác muốn đi nhưng lắt nhắt) - Tiểu tiện nhiều trong lúc trời lạnh nhưng mỗi lần tiểu ít và lực tiểu yếu - Bụng hay đầy hơi, đặc biệt khi ăn các đồ béo hay uống sữa - Uống cafe vào thì buồn tiểu liên tục - Gần đây có triệu chứng không cương cứng được khi giao hợp. Nhu cầu tình dục giảm sút - Hay bị cảm giác như trúng gió và cạo gió thì hay có dấu hiệu có gió - Cơ bắp tay chân lỏng lẻo - Nói chuyện như muốn hết hơi, lười nói chuyện - Hay bị khan cổ, nhức đầu, sổ mũi - Nếu uống nước nhiều dẫn đến tiểu nhiều thì rất mệt mỏi, rùng mình - Ăn xoài hoặc thơm vào thì bị khó chịu, đầy bụng - Đã từng được bác sĩ đông y bốc thuốc trị thận dương suy nhưng uống vào thì bị tiêu chảy - Em đi xét nghiệm tây y thì thấy bị thiếu testosterone và tinh trùng bị dị dạng, đồng thời bị rối loạn cương dương. BS tây y cho thuốc uống thì chỉ giải quyết được vấn đề cương cứng, ngưng thuốc thì triệu chứng không cương cứng lại xuất hiện Em không trai gái, rượu chè, thuốc lá và cũng sinh hoạt khá điều độ nhưng không hiểu sao lại vậy Em đã tham khảo các mục khác và tự suy đoán thì giống như dấu hiệu lưỡng thận hư. Nhưng em không biết liệu mình có bị phong hàn nhập vào người rồi không? Nay em kính xin các bác tư vấn cho em Replied by HongTim (Hội Viên) on 2012-07-09 11:02:23 Chào Duonghuy,
Theo mô tả bạn đang có triệu chứng thận dương hư, thận âm và thận khí cũng suy nữa.
Vấn đề này bạn theo chữa Tây Y thì không giải quyết được đâu, chỉ chữa phần ngọn tức là chỉ khi nào dùng thuốc mới cương cứng kiểu cưỡng bức thôi, hết thuốc lại trở về như cũ.
Trước đây bạn có thói quen thủ dâm không? hoặc sinh hoạt tinh dục liên tục quá độ không?
Bạn sang box phổ thông tìm hiểu bài của thầy Phó về thủ dâm để tim hiểu thêm và biết cách điều chỉnh.
Bạn đợi các thầy lên diễn đàn sẽ ra toa chính xác cho bạn, bạn yên tâm theo Đông Y sẽ giúp bạn chóng khỏi chứng bệnh này.
Thân ái!
Hongtim
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-07-10 11:48:20 HongTim nói đúng là em có triệu chứng của thận âm dương lưỡng hư, tỳ dương hư (do thận hư lâu ngày). Hay mệt mỏi, rùng mình, nhức đầu, sổ mũi là có dấu hiệu của nhiễm phong hàn. Khi thận và tỳ dương hư thì ra gió, gặp lạnh, trở trời rất hay bị cảm. Em cần kiêng ăn đồ ăn tái, sống, lạnh. Em có thể nấu một nồi canh gừng (một con gà giò, 2 củ gừng lớn thái mỏng, nêm mắm muối cho vừa ăn) để trục phong hàn, ăn một lần là đủ. Canh này cả nhà đều ăn được. Em dùng 5 thang Phụ Tử Lý Trung để củng cố tỳ, sau đó chuyển qua dùng 10 thang Kim Quỹ Thận Khí Hoàn để ôn thận. Khi các triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, ớn lạnh hết thì em cho biết. Cách thức sắc thuốc có thể xem bên diễn đàn Kiến Thức Phổ Thông. Phụ Tử Lý Trung: 5 thang Nhân sâm 6g Phụ tử chế 6g Bạch truật 6g Can khương 4g Chích cam thảo 4g Kim Quỹ Thận Khí Hoàn: 10 thang Sinh địa 32g Sơn dược 16g Sơn thù (sao rượu) 16g Phục linh 12g Trạch tả 12g Đơn bì 12g Quế chi 8g Phụ tử 8g Em tránh dùng các dược phẩm chức năng (gây cương cứng). Khi thận khí suy yếu thì dương vật không cương được. Cần phải bồi dưỡng để thận khỏe lại. Dùng dược phẩm chức năng là ép thận phải làm việc mà nó đã yếu sức quá làm không nổi nên càng dùng lâu ngày thận càng hư. Phó
|
|
|
Post by cuong on Feb 19, 2015 3:26:32 GMT
Thận âm dương lưỡng hư, tỳ khí hư, can uất
linkposted by vankhan68 (Hội Viên) on October , 01 2012 Kính chào các thầy! Kính mong các thầy giúp đỡ cho tôi, tôi năm nay 45 tuổi, tôi bị bệnh đã lâu, hôm trước ra Bạch Mai khám, tôi biết bệnh tôi uông thuốc tây không thể khỏi nên kính mong các thầy giúp đỡ,kết quả khám ở viện bác sĩ kết luận tôi bị men gan tăng, viêm dạ dày nhưng trong người tôi có những biểu hiện sau, tôi xin kể ra đây: ¿ Lòng bàn tay bàn chân nóng nhưng lai sợ lạnh, mọi người chưa lạnh thì tôi đã lạnh, chưa nóng thì tôi đã nóng, dễ đổ mồ hôi, nhất là khi làm việc, hơi thở ngắn, làm việc nhanh mất sức. ¿ Hay bị cảm, thậm chí là rất dễ bị cảm. Sức khỏe của tôi yếu đi cũng sau một trận cảm nặng cách đây 10 năm, khi đó sau khi khỏi bệnh tôi còn bị biến chứng liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến lệch miệng sang 1 bên, sau đó phải châm cứu mấy tháng mới khỏi. ¿ Đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều, cứ uống nước là buồn đi tiểu, tiểu đêm (2-3 lần), tiểu ít và không hết, dương vật khó cương, mềm. ¿ Đau vùng thượng vị, hay đầy bụng. ¿ Ăn uống kém, mất ngủ triền miên, khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, hay tỉnh dậy lúc nửa đêm ¿ Rêu lưỡi mỏng, lưỡi hông nhạt, có vết chân răng. Trên đây là những biểu hiện chính của tôi, mong các thầy giúp đỡ tôi, bây giờ tôi rất mong có một giấc ngủ ngon, đã lâu, chuyện mất ngủ làm tôi rất mệt mỏi, không ngủ được lại suy nghĩ lung tung lại càng mệt mỏi Kính mong các thầy giúp đỡ! Tôi xin cảm ơn Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-01 13:13:58 Chào vankhan68, Bệnh của bạn khá nặng. Theo như các triệu chứng mà bạn kể thì bạn bị thận âm dương lưỡng hư, tỳ khí hư và can uất (viêm gan). Bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào không? Thường ngày bạn có hay gặp chuyện buồn bực, lo lắng, cáu giận không? Nếu có thì bạn cần có thêm những sinh hoạt tinh thần như nghe nhạc, công tác xã hội, tập các bài tập dưỡng sinh để tinh thần được thoải mái thì mới chữa bệnh ở gan được. Bệnh của bạn cần giảm quan hệ tình dục, thủ dâm, không quá 1 lần mỗi 3 tuần với tình trạng sức khỏe hiện tại. Kiêng các thức ăn cay, chiên xào, café, thuốc lá, rượu bia, đậu xanh, giá, măng. Bớt ăn thịt, ăn thêm rau và trái cây xanh. Bạn hốt 2 toa thuốc sau:
Thang 1: hốt 3 thang, uống ngày 1 thang ban ngày khoảng nửa giờ trước khi ăn sáng hoặc trưa. Thục địa 16g Hoài sơn 16g Sơn thù 16g Phục linh 12g Đơn bì 12g Trạch tả 12g Phụ tử 8g Nhục quế 8g Cốt toái bổ 10g Hoàng kỳ 10g
Thang 2: hốt 7 thang, uống sau khi đã uống xong 3 thang đầu, ngày 1 thang trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Sài hồ 12g Bạch thược 12g Thiên ma 6g Câu đằng (để riêng) 10g Uất kim 10g Đương quy 14g Bạch truật 14g Phục linh 24g Thương truật 6g Viễn chí 6g Toan táo nhân (đập giập) 8g Cam thảo 4g
Bạn nên hốt thuốc ở những tiệm có uy tín thuốc loại tốt. Nếu bạn đang dùng bất kỳ các loại thuốc nào khác thì cho biết và khoan dùng các thang này nhé. Cách thức sắc co thể xem bài Cách Sắc Thuốc Bắc bện diễn đàn Kiến Thức Phổ Thông. Thang 2, vị Câu đằng để riêng, cho vào siêu thuốc khi thuốc gần được, khoảng 10 phút cuối. Có thể sắc 2 nước nếu có thì giờ. Hai thang này uống nếu có hiện tượng đi lỏng ra đậm màu, nhớt nhát, hôi thối là tốt, có thể có thêm triệu chứng đau nhức khớp xương, đau lưng, ngứa da, lở da khi dùng thang 2 là rất tốt. Đây là do cơ thể thải thấp và phong độc, các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ba ngày tới 10 ngày tùy theo lượng độc tố có trong cơ thể nhiều hay ít. Nếu không có những hiện tượng này là bệnh đã quá nặng, thời gian chữa trị sẽ phải khá lâu. Sau khi uống hết 10 thang thì bạn cập nhật tình hình nhé. PhóReplied by vankhan68 (Hội Viên) on 2012-10-01 20:25:42 tôi cám ơn thầy!tôi làm nghề lái xe, hàng ngày thì không lo nghĩ gì nhiều, nhưng tại mất ngủ nhiều nên hay nghĩ lung tung, tôi sẽ mua thuốc và uống, sau đó cập nhật tình hình sơm nhất
|
|
|
Post by cuong on Feb 19, 2015 4:22:55 GMT
Nhiệt ở Tỳ Vị gây hôi miệng
linkposted by tinhca (Hội Viên) on October , 08 2012 Chào các vị Lương y và các bạn thành viên trong diễn đàn ! Tôi là nam giới năm nay đã 32 tuổi . Mặc dù chăm sóc răng miệng rất kỹ lưỡng và nhiều cách nhưng hơi thở rất hôi , ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp , công việc . Khoảng 3 - 4 năm trở lại đây , tôi có các triệu chứng sau : không uống sữa được , uống vào sẽ bị đi ngoài ngay . Rất hay bị ợ hơi nóng , ợ chua , ăn vào rất lâu tiêu , lưỡi đóng rêu xám vàng , rất hôi . Hơi thở nóng và hôi . Nóng rát thực quản kèm đau thắt ngực . Có cảm giác nghẹn do đàm nhớt hôi ngay cuống họng . Đặc biệt là bị táo bón , khoảng 3 - 4 ngày mới có cảm giác muốn đi ngoài 1 lần . Tôi đã đi nội soi và khám Tây y với kết quả là nhiễm virus Hp và trào ngược dạ dày thực quản . Nhưng sau vài đợt điều trị thì không có kết quả tốt nên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống . Nay qua diễn đàn , kính nhờ các vị lương y và các bạn giúp đỡ , đoán bệnh và chỉ ra hướng điều trị cũng như bài thuốc hay giúp tôi . Xin chân thành cảm ơn ! Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-08 10:29:29 Chào Tinhca, Em bị nhiệt ở tỳ vị. Em dùng thang sau nhé. Hốt 5 thang, ngày uống 1 thang trước khi ăn khoảng nửa giờ. Thang này uống nếu đại tiện lỏng là tốt. Em cần bớt ăn thịt. Kiêng các thức ăn tái, sống, lạnh, đậu xanh, giá, măng và các thức ăn có nhiều chất béo. Sau 5 thang thì em cho biết tình hình. Nhớ hốt thuốc ở tiệm có uy tín, nói họ dùng thuốc tốt.
Bạch truật 12g Hậu phác 8g Phục linh 12g Thương truật 10g Trần bì 6g Đảng sâm 20g Sơn tra 6g Sa nhân 8g Nhục thung dung 10g Hoàng cầm 8g Hoàng liên 8g Sinh địa 8g Thạch xương bồ 8g Cam thảo 6g
Thang để làm thuốc ngậm và xúc miệng: Đổ 3 chén, sắc lửa nhỏ cho sôi khoảng 1 giờ, cho Bạc hà vào, 5 phút sau rót thuốc ra. Dùng ngậm và súc miệng trong ngày trị miệng hôi. Thương nhĩ tử 8g Tân di 12g Bạch chỉ 12g Bạc hà diệp 3g (để riêng cho vào khoảng 5 phút cuối)
Phó
|
|
|
Post by cuong on Feb 19, 2015 16:49:26 GMT
Ngũ Lao
link posted by lamthien (Hội Viên) on October , 16 2012 Các thầy giúp em phân tích và kê đơn cho bệnh nhân này với ạ,bệnh nhân bảo có thuốc ngâm rượu bệnh này ko? e cảm ơn các thầy!! I-hồ sơ bệnh án -1 :nam 22 tuổi 2:nghề nghiệp lính nghĩa vụ 3: chưa lập gia đình 4:thành phố vũng tàu II-Mô tả bệnh: 1: thời gian mắc bệnh cách đây khoảng 3 năm với các triệu chứng miệng khô lưỡi khô khát uống nhiều nước nhưng không hết khát hay bị nhiệt miệng người mệt mỏi gầy yếu hay thắt hông bên trái 2: đi khám đông y người ta bảo là bị chứng thận âm hư uống 30 ngày thuốc tể viên nhưng không khỏi Gần đây có đi khám ở nơi khác người ta bảo bị viêm đa xoang có mua thuốc viên của họ uống nhưng khi uống vào ngừơi mệt mỏi đau đầu nên ko dùng nữa III- các yếu tố hội chứng lien quan 1: bệnh mãn tính : viêm họng nhưng không có triệu chứng như đau rát . viêm xoang có biểu hiện hay bi nặng đầu 2:Huyết áp 120/80 nhịp tim: 60/phút 3: có đau đầu nặng đầu thường xuyên vị trí ở trán đỉnh đầu và phía sau đặc biệt hay mỏi gáy cổ dẫn đến đau phía sau đầu thời gian đau thường vào buổi trưa và hầu như cả ngày thường có cảm giác buồn ngủ . 4: người chân tay ko có tê nhức gì không đau lưng .lưng chỉ yếu khi mang vác nặng. hay đau nhẹ bên thắt lưng trái và đặc biệt là hay mỏi phía sau gáy 5: ăn uống rất ngon miệng ăn nhiều trước đây khó tiêu nhưng giờ thì dễ tiêu thích ăn nóng 6: giấc ngủ : hay mơ ngủ ko sâu khó đi vào giấc ngủ 7: buổi sáng thức dậy không ho chỉ có ít đàm màu vàng loãng mà trước đây ko hề có 8: miệng khô khát(ngủ dậy thì ko có triệu chứng khô khát) thích uống nước lạnh 9: hơi thở nóng hôi 10: người và tay chân người ngòai sờ vào thì nóng bản thân sờ vào thì bình thường hoặc mát Có hay ra mồ hôi tay 11: bình thường chỉ hơi sợ lạnh chút chút 12: ko thích nóng cũng ko thích lạnh 13: lưỡi buổi sang ngủ dậy : +lưỡi ko được thon có vết hằn răng ở 2 bên 2 bên rìa lưỡi đỏ + màu sắc : đỏ và nhợt nhạt +đầu lưỡi đỏ + rêu lưỡi dày bẩn rêu lưỡi ko tróc có màu trắng nhưng khi cạo ra thì có màu vàng trước đây thì chỉ có màu trắng đặc biệt là rất khô 14:đại tiện táo phân thành khuôn hoạc từng viên thỉnh thoảng có kèm theo mủ nhầy có dính ít máu ở hậu môn có khi lẫn cả thức ăn chưa tiêu 15:tiểu tiện : bình thường nước tiểu trong khi uống nhiêu nước nước tiểu vàng khi người mệt mỏi tiểu nóng vào buổi chiều 16: sinh lí bình thường Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-16 14:11:25 Chào Vanquangtb, Theo biểu hiện của bệnh chứng thì bệnh của bạn em liên quan đến nhiều tạng phủ. Đúng là có triệu chứng của thận âm hư nhưng can, tâm, tỳ, phế cũng đều có triệu chứng. Việc chữa trị cần phải qua nhiều giai đoạn và phải mất vài tháng mới ổn định được. Tốt nhất là em nói bệnh nhân vào diễn đàn để tự kể bệnh của mình. Những bệnh có nhiều triệu chứng, liên quan đến nhiều tạng phủ, định bệnh qua diễn đàn đã khó mà lại qua người kể bệnh trung gian lại càng khó hơn. Bệnh nhân cần kiêng các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thức ăn làm sẵn đóng gói, hộp. Ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây có vị ngọt và chua nhẹ. Em cho dùng thang thuốc sau. Hốt 5 thang, uống ngày 1 thang sau khi ăn khoảng 1 giờ. Sắc 2 nước. Nước 2 hòa chung với nước đầu chia làm đôi uống sáng chiều. Khi hốt thuốc, em nhớ nói tiệm thuốc hốt thuốc loại tốt.
Bạch thược 12g Sài hồ 12g Hương phụ 8g Đào nhân (loại tốt, đập giập) 8g Hồng hoa (loại tốt, xem hình bên mục Dược Vị) 8g Xuyên khung 12g Phòng phong 8g Khương hoạt 5g Bạch chỉ 5g Long cốt 12g Mẫu lệ 12g Sinh địa 16g Đương quy 16g Bạch truật 12g Phục linh 14g Nhục quế (loại tốt, xem hình bên mục Dược Vị) 3g
Cách thức sắc có thể xem bài Cách Sắc Thuốc Bắc bên diễn đàn Kiến Thức Phổ Thông. Sau 5 thang thì em cho biết tình hình. Khi dùng thang này nếu có hiện tượng đại tiện lỏng, màu sậm, hôi thối trong vài thang đầu là tốt. Cũng có khả năng là bệnh nhân bị đau nhức các khớp xương nhẹ do thấp tà được đào thải. Em nói bệnh nhân ngưng dùng tất cả các loại thuốc khác. Phó
Replied by lamthien (Hội Viên) on 2012-10-17 02:21:53 vâng ! đây là bệnh nhân kể theo bệnh án trên diễn đàn đấy ạ.. Thầy có thể phân tích các triệu chứng cho e hiểu chút đc ko ạ,vì e đang học đông y ạ..^^ vanquangtb Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-18 00:52:56 Chào Vanquangtb, Bệnh nhân có triệu chứng của thận suy, âm dương lưỡng hư. Thận thuộc thủy, tâm thuộc hỏa. Thận suy lâu ngày khiến thủy của thận không làm mát được tâm hỏa, thủy hỏa vị tế gây chứng khó ngủ, đau đầu, mộng mị. Nhưng giữa tâm và thận còn có Can và Tỳ. Thận thủy là mẹ của can mộc, thận thủy suy tất can mộc bị thất dưỡng khiến can hỏa uất lên gây chứng đau đầu vùng đỉnh, bệnh nhân sẽ thường hay cáu gắt nóng nảy, thiếu kiên nhẫn. Can mộc bị uất hỏa thì tâm hỏa tất không được yên vì can mộc là mẹ của tâm hỏa, mẹ bị bệnh tất con cũng không được khỏe (mẫu bệnh cập tử), vì vậy chứng mộng mị, khó ngủ càng bị nặng. Thận dương hay thận hỏa suy thì tỳ thổ bị suy theo vì thiếu hỏa của thận nên tỳ không khí hóa được thủy cốc, thức ăn không tiêu hóa được tất đại tiện ra cả thức ăn (phân sống). Đại tiện ra chất nhầy và chứng đàm cổ đều là do tỳ không vận hóa được dưỡng trấp khiến dưỡng trấp không chuyển hóa thành tinh ba để nuôi dưỡng cơ thể mà hợp với thấp tà kết lại thành đàm (chất nhầy). Thận dương suy hợp với tỳ khí suy dẫn đến phế khí suy. Phế là chủ các nguồn khí lực trong cơ thể, khi phế khí suy thì không nạp được khí của hậu thiện, đàm thấp đóng lại sinh bệnh ở xoang mũi. Thận, tỳ và phế khí suy cũng khiến sinh ra chứng khí trệ, máu huyết không thông hành được thành ra các chứng đau nhức, mỏi cổ, gáy, vai (thống tức bất thông). Đây là ca bệnh phức tạp, do bệnh đã lâu ngày lan dần khắp các tạng phủ.
Thang thuốc trên dùng Sài hồ, Hương phụ, Bạch thược, Phòng phong để bình can, tức phong, Xuyên khung, Khương hoạt để hành khí, chỉ thống, Đào nhân, Hồng hoa để tán ứ, thông kinh mạch, Bạch chỉ để liễm phế, trừ đàm, Long cốt, Mẫu lệ để cố tinh, Sinh địa, Đương quy để tráng thủy, Bạch truật, Phục linh để dưỡng tỳ, thẩm thấp, Nhục quế để giảm tính trì trệ của các vị bổ âm. Thang này đi đều vào ngũ tạng, kinh mạch. Sau khi dùng sẽ có một số triệu chứng thuyên giảm, các triệu chứng nào còn nặng thì sẽ gia giảm toa thuốc thêm để chuyên trị vào tạng đó.
PhóReplied by lamthien (Hội Viên) on 2012-10-18 10:05:44 vâng ,còn ra mồi hôi tay,rêu lưỡi vàng,tiểu nóng là bệnh đc thể hiện ra bên ngoài thì giải thích như thế nào ạ!!^^ Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-10-18 10:41:46 Mồ hôi tay là chứng thấp, rêu lưỡi vàng, tiểu nóng là âm hư. Các vị Bạch truật, Phục linh, Sinh địa, Đương quy trị các chứng này. Phó Replied by love4u_hp (Hội Viên) on 2012-10-18 10:49:14 chào thầy phó, chào vanquangtb mình xin mạo phép trả lời bổ xung câu hỏi bản đặt ra: 1. mồ hôi tay: do tỳ chủ tứ chi + phế chủ bì mao nên khi tỳ hư yếu, phế hư yếu, rất dễ sinh ra mồ hôi. 2. rêu lưỡi vàng là biểu hiện trong người nóng, cơ thể có nhiệt ta 3. như ở bạn nói tiểu tiện táo, tiểu nóng đó là do thận âm hư(chủ về đại tiểu tiện) ảnh hưởng can mộc. dẫn tới hỏa uất nhiều không dưỡng được huyết, nên huyết kém nên bạn bị đi phân táo, nên khó đi toàn phải rặn và chính phân táo khi đi làm giãn các tĩnh mạnh ở hậu môn nên có hiện tượng phân kèm theo mủ nhầy có dính ít máu. và tiểu tiện nóng. love4u_hp
|
|
|
Post by cuong on Feb 20, 2015 2:28:50 GMT
Toa thuốc chữa bệnh thần kinh tọaHổ Cốt Mộc Qua Tửu (虎骨木瓜酒)
Tên Pinyin: Hu Gu Mu Gua Jiu Tên Tiếng Hoa: 虎骨木瓜酒
Tác Giả: Trần Ngạn Xuân
Chủ Trị: Chủ trị cơ thể suy nhược, nam bất lực, nữ lãnh cảm, phong thấp, gân xương đau nhức, đau lưng, mỏi gối, kiện thận, tráng dương, mạnh gân cốt Hổ cốt 1 lượng (để riêng) Nhân sâm 5 tiền (để riêng) Xuyên khung 1 lượng Xuyên ngưu tất 1 lượng Đương quy 1 lượng Ngũ gia bì 1 lượng Hồng hoa 1 lượng Tục đoạn 1 lượng Bạch nhũ căn 1 lượng Ngọc trúc 1 lượng Tần giao 3 tiền Phòng phong 5 tiền Tang chi 4 lượng Mộc qua 3 lượng Thiên ma 1 lượng Thục địa 1 lượng Phục linh 1 lượng Ghi Chú: Nhân sâm xắt lát mỏng để riêng, dùng rượu rửa sạch tất cả các vị còn lại rồi bẻ nhỏ bỏ vào hũ, đổ rượu ngập trên vị thuốc khoảng gấp đôi độ dầy của vị thuốc (có thể dùng rượu đế hoặc vodka), sau 30 ngày chắt rượu ra chai rồi cho Hổ cốt, Nhân sâm vào ngâm. Khoảng 10 ngày sau thì uống được. Có thể cho thêm rượu vào vừa đủ ngập mặt thuốc làm nước 2. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chung nhỏ (khoảng 20ml) trước bữa ăn. linkReplied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-12-12 22:00:14 Chào KimQuoc, Chú Lý thật là may quá không đi phẫu thuật chứ không thì xụi luôn rồi. Bệnh này uống thuốc Tây một thời gian cũng xụi. Bệnh của chú ấy không phải là thoát vị đĩa đệm mà chỉ là bệnh phong thấp do phong hàn thấp xâm nhập làm tắc nghẽn kinh lạc gây nên đau nhức. Đây có lẽ là thang Hổ Cốt Mộc Qua tửu gia giảm (có bên mục Toa Thuốc). Thang này kiện gân cốt, thông kinh lạc, chủ trị phong thấp, nhức mỏi, gân xương đau nhức, đau lưng mỏi gối. Là một thang rất thích hợp cho bệnh đau nhức gân xương, cột sống. Tuy nhiên vị chủ lực trong toa này là vị Hổ cốt thì gần như 100% là không thể mua được thứ thật. Nếu em cần một toa kiện gân cốt, tăng thể lực, trị đau nhức khớp xương, phong thấp, nhức mỏi thì có thể dùng toa Cáp Giới Nhân Sâm tửu cũng rất tốt và các vị thuốc rất dễ tìm. Nếu em cần Toàn yết thì có thể nhắn tin cho chị DieuLinh xin vài con bỏ vào. Nói chị DieuLinh lựa cho em con to, chạy lẹ càng tốt. Chứng mỏi lưng, mỏi cổ, đau nhức vai gáy, cứng cơ bắp nếu có kèm ớn lạnh, sợ lạnh, sốt nhẹ, người bải hoải, mệt mỏi thì có thể là em bị nhiễm phong hàn. Chứng phong thấp đau nhức ở khớp xương chứ không đau ở cơ bắp.
|
|
|
Post by cuong on Feb 20, 2015 18:58:45 GMT
Bát Tiên Trường Thọ thang
(Ba Xian Chang Shou tang)
link
Thục địa 16g Sơn dược 8g Sơn thù du 8g Đơn bì 6g Bạch phục linh 6g Trạch tả 6g Mạch Môn 6 g Ngũ vị tử 4 g Bát Tiên Trường Thang là thang gia giảm của Lục Vị Địa Hoàng thang. Trong quá trình tìm kiếm bài thuốc trường thọ, các danh y đã phát hiện ra một bài thuốc thần diệu như thuốc tiên để kéo dài tuổi thọ có tên là “Bát tiên trường thọ” (có lẽ phương thuốc được các danh y nổi tiếng thời bấy giờ như thánh y Trương Trọng Cảnh tìm ra và vị vua trị vì lúc đó là Hán Vũ Đế, tên thật là Lưu Triệt (156 TCN - 87 TCN), là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc đã tin dùng). "Bát tiên trường thọ" tác dụng đến các tạng phủ của cơ thể khiến có công năng kéo dài tuổi thọ đến thần diệu. Phương thuốc có 8 vị, như các danh y xưa đã chọn. Với cách phối ngũ thật tuyệt vời khiến phương thuốc đã phát sinh công năng tăng cường tối đa việc bồi bổ thận âm nhằm kéo dài tuổi thọ cho cơ thể. Bao gồm các vị như: Thục địa 16g, Sơn thù 8g, Hoài sơn 8g, Phục linh 6g, Đơn bì 6g, Trạch tả 6g, Mạch môn 6g, Ngũ vị tử 4g. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 7 - 10 ngày... Xét từng vị trong phương thuốc cho thấy: Thục địa có tác dụng trực tiếp vào thận để bổ thận âm, bổ tinh, sinh huyết. Vị Sơn thù tác dụng bổ liễm âm, giữ tinh, ích khí, đuổi phong tà, phối hợp để tăng tác dụng bổ thận âm của vị thục địa. Hoài sơn tác dụng vừa bổ thận, vừa kiện tỳ, phối hợp với phục linh giúp cho tỳ vị tăng cường khả năng vận hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn, uống để nuôi cơ thể và biến thành tinh, huyết đưa về tàng trữ tại thận. Phục linh được phối hợp với Hoài sơn để kiện tỳ vị, vừa thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho thận âm khỏi bị hao tán. Đơn bì tác dụng thanh trừ nhiệt ở tạng can, tạng tâm để yên cho tạng thận. Trạch tả tác dụng lợi tiểu để trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm dưỡng khí giúp thính tai, mắt. Mạch môn tác dụng bổ phế âm, tức là gián tiếp bổ thận âm đồng thời có tác dụng thanh nhiệt ở tạng tâm. Ngũ vị tử tác dụng bổ thận, dưỡng tâm huyết, sinh tân dịch. Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (六味地黃丸)
Tên Pinyin: Liù Wèi Dì Huáng Wán Tên Tiếng Hoa: 六味地黃丸
Tác Giả: Tiền Ất Chủ Trị: Bổ thận âm, bổ can huyết. Trị can thận âm hư, lưng đau, mỏi gối, đầu váng, mắt hoa, tai ù, tai kêu như ve, đạo hãn, di tinh, nóng về chiều, nhức răng, sưng nướu do hư hỏa bốc lên, tiêu khát, viêm họng Thục địa 24g Sơn dược 12g Sơn thù du 12g Đơn bì 9g Bạch phục linh 9g Trạch tả 9g Ghi Chú: Tán bột, luyện với nước sắc Thục địa và Sơn thù, mật ong làm hoàn
|
|
|
Post by cuong on Feb 21, 2015 18:16:59 GMT
Liên quan giữa thân và tâm
BS Ðặng Trần Hào
linkChúng ta thường chúc nhau thân tâm an lạc. Các cụ hồi xưa nói gì cũng rất thâm trầm và truy tìm cái ý nghĩa sâu xa của nó. Theo Y khoa Ðông Phương còn có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt là sự liên quan giữa thân xác và tâm. Hai điều này lúc nào cũng phải hài hòa và phối hợp với nhau từng sát na trong cuộc sống, cũng như giữa âm và dương, giữa khí và huyết, giữa trời và đất, giữa đàn ông và đàn bà... phải cùng nhau đồng hành.
Trước khi đào sâu vào đề tài, chúng ta cũng nên biết qua về tạng tim. Tạng tim đứng đầu các tạng, có tim bào lạc là phần bao bọc và bảo vệ bên ngoài của tim, trách nhiệm điều hành các hoạt động về thần khí, biểu hiệu ra mắt, cho nên chúng ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, và biểu hiện ra sắc diện ở mặt. Tim chủ về thần khí. Thần chỉ các hoạt động về tinh thần, tư duy. Khí và huyết là cơ sở hoạt động cho tinh thần, mà tim chủ về huyết, nên tim cũng chủ về thần chí. Tim là nơi cư ngụ của thần cho nên nói là “tim tàng thần.” Tim khí và huyết đầy đủ thì mặt hồng hào, tinh thần sáng suốt và minh mẫn, tim huyết suy thường gây hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, hay quên; tâm khí nhiệt thì hay mê sảng, hôn mê. Tim chủ về huyết mạch, khi tim hoạt động bình thường, khí huyết lưu thông, sắc mặt hồng hào, tươi vui và năng động. Khí huyết ngưng trệ gây ra đau nhức, ứ huyết và tinh thần bất ổn... Ngoài ra tim khai khiếu tại lưỡi: Biệt lạc của kinh tim thông ra lưỡi. Khí huyết của tim đi ra lưỡi để duy trì sự hoạt động của chất lưỡi. Cho nên khi định bệnh Y Khoa Ðông Phương phải nhìn lưỡi bệnh nhân để chẩn đoán bệnh, như đầu lưỡi đỏ là tim nhiệt, lưỡi nhạt là tim huyết hư, chất lưỡi xanh, có những đốm là huyết ứ trên. Nói tóm lại tim và tâm liên quan với nhau. Cho nên thân và tâm luôn đi đôi với nhau trong mọi cảnh huống và tâm tức là thần khí trong thân xác của con người. Khi chúng ta nói đến bệnh là chúng ta phải nghĩ ngay đến tâm và thân. Vì tâm và thân là hai cực của mọi chúng sinh. Nó không phải là thân hay là tâm. Nó không thể tách rời nhau. Tâm và thân hoàn toàn làm việc với nhau. Con người không thể dùng ngôn ngữ mà diễn tả và phân cách chúng được. Có lẽ chỉ có Trời mới biết mà thôi. Có bác sĩ nói là tâm, nhưng không thực tin vào điều này, hay ít nhất không ghi nhận nó là một thực trạng, một tạng phủ mà có thể được cân đo, kinh nghiệm... Khi một bác sĩ gửi bệnh nhân tới bác sĩ tâm thần, ho chỉ nghĩ về bệnh trạng, giống như suyễn hay loét bao tử và họ thường cho rằng những bệnh này là thực trạng và không mấy quan tâm tới tâm. Ðông Y định bệnh do vọng-văn-vấn-thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh do thân hay tâm và dựa vào đó mà chữa trị. Thí dụ: Một khóa sinh vừa đậu đạt, mừng quá ảnh hưởng tới tâm mà thành bất thường, nói cười lung tung. Vậy bệnh này do tâm bệnh ảnh hưởng tới thân bệnh. Nguyên tắc chữa bệnh này là điều chỉnh cho tâm trở lại bình thường, mà điều chỉnh cho tâm trở lại bình thường là phải điều chỉnh theo ngũ hành, mới hy vọng chữa bệnh này trở lại bình thường. Thí dụ: Thứ hai bệnh do tâm gây ra, chuyện về một cặp tình nhân còn trẻ, mới gặp nhau lần đầu và thương yêu nhau, nhưng không biết vì lý do gì bỗng nhiên bạn gái giã từ chàng trai ra đi và không một lời từ biệt. Chàng trai về như một con mèo ốm. Ăn chẳng ăn được, ngủ chẳng chợp mắt, ai khuyên bảo cũng cũng chẳng nghe, cứ lang thang sống từ ngày nọ qua tháng kia, thân hình xanh xao tiều tụy, bước đi không thành bước, ăn chẳng buồn ăn. Ðây là bệnh do tâm bệnh ảnh hưởng tới thân bệnh. Bỗng một ngày đẹp trời, người yêu kêu điện thoại lại, xin lỗi chàng vì hiểu lầm và nàng xin chàng tha lỗi cho nàng và xin được tới gặp chàng. Ðiều này làm cho chàng tự nhiên có khí lực trở lại, đi đứng bình thường, ăn uống bình thường, coi như bệnh tật ra đi. Vậy tại sao lại xẩy ra tình trạng này, cơ tạng nào trong người là chủ yếu gây ra bệnh. Thật ra tim chủ về khí huyết. Khi gặp chuyện tình buồn, tim khép lại, không để cho khí được tuôn chẩy bình thường. Mặc dù khí lúc nào cũng ở chung quanh ta, nhưng ta không nhận chúng, nên chúng ta không còn khí lực và gây ra bênh. Sau khi vui lại tâm mở rộng, khí hóa hoạt động bình thường. Vậy bệnh do tâm ảnh hưởng vào thân là như vậy. Cho nên tâm và thân luôn liên đới với nhau trong đời sống và bệnh cũng phụ thuộc vào tâm và thân là như vậy. Còn nếu thân bị đau đớn lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới tâm. Cho nên chúng ta thường nghe nói, tôi chỉ mong trời đất cho tôi sống được khỏe mạnh và đừng bắt bệnh nằm một chỗ, nếu có thì cho chết sướng hơn. Chẳng hạn, có nhiều người bị ung thư phải trải qua nhiều giai đoạn chữa trị, nằm trên giường bệnh nhiều ngày, ăn ngủ không được, rồi phải dùng những dụng cụ để trợ cho kéo dài thêm cuộc sống. Có một số người đã tự động kết liễu đời mình bằng cách tháo những dụng cụ trợ sống này, để trở về với nơi mình mong muốn, dù chưa biết đâu là nơi sẽ dừng chân của mình, như vậy thân bệnh ảnh hưởng tới tâm mới gây ra tình trạng này. Muốn cho tâm và thân luôn ôm ấp và giúp đỡ nhau được mạnh khỏe và an lạc chúng ta phải làm gì? Câu trả lời mà ai cũng biết là phải ăn uống cho đầy đủ dưỡng chấp, ăn đồ ăn thanh nhẹ được nhiều bao nhiêu, tốt bấy nhiêu và đồng thời chúng ta cũng phải chăm lo cho tâm được quân bình, an vui. Cho nên, thế gian có nhiều tôn giáo để chúng ta tìm hiểu, học hỏi và thực hành theo lời Chúa và Phật dạy cũng giúp được phần nào cho tâm an ổn. Nhưng thực ra chúng ta mới đi vòng vòng trên miệng chén, vì chúng ta xây dựng cuộc sống trên cái ta. Ta là học hành giỏi giang, thành danh trong cuộc sống, đóng góp cho việc tiến hóa của nhân loại... Và khi một ai chạm tới cái ta của ta, thì lại nổi giận lôi đình, không còn lý trí và nhẫn nhục để giải quyết. Chúng ta nói tin vào Thượng Ðế, vào trời đất. Câu chuyện Adam và Eva ai cũng biết, Thượng Ðế cho chúng ta ở trong vườn địa đàng với Thượng Ðế, và cho chúng ta hưởng thụ tất cả mọi rau trái, hoa quả và hít thở không khí trong lành như Thượng Ðế, có nghĩa cho chúng ta ngang hàng với ngài. Nhưng ngài chỉ cấm một điều là không được ăn trái táo với mục đích thử nghiệm lòng tin của con ngài, Trái đó cũng giống như mọi trái khác, có khác là thử tâm của con người, có tin tưởng tuyệt đối vào ngài hay không? Thứ hai là thử cái tâm ham muốn của chúng sinh. Mà ham muốn nhiều bao nhiêu thì đau khổ bấy nhiều. Tâm ham muốn thì thân phải chạy theo để phụ giúp làm việc, đưa tới thân và tâm mỏi mệt mà gây bệnh tật và cuối cùng là Thượng Ðế thấy rõ chúng sinh muốn đòi ngang hàng với Thượng Ðế? Xem vậy, tôn giáo chưa giải quyết được rốt ráo của vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề chúng ta phải giải quyết bằng yoga hay thiền định để quay vào trong từng giây, từng phút sống với Thượng Ðế và giao cho Thượng Ðế tất cả mọi việc. Vì Thượng Ðế ở trong ta và quá khứ chỉ là những kinh nghiệm và tương lai chỉ là những điều mơ ước, mà hiện tại (at a moment) mới chính là Thượng Ðế ở trong ta. Như vậy, chúng ta muốn nối kết với Thượng Ðế, chúng ta phải sống với hiện tại, nghĩ tới Thượng Ðế từng sát na trong hiện tại và nếu lúc nào ta cũng làm được vậy, thì thời gian và không gian không còn nữa và lúc đó ta và Thượng Ðế là một. chúng ta không còn tâm bệnh nữa, vì lúc nào chúng ta cũng an vui, máu huyết trong cơ thể luôn lưu thông, không còn bị bế tắc, thì thân xác cũng khỏe mạnh và vui tươi sống trong tình thương yêu muôn loài vạn vật.
|
|