Post by cuong on Feb 4, 2015 19:51:01 GMT
Y Học Cổ Truyền
B.S. Đặng Trần Hào
Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi nhiều thầy thuốc Ðông Y nổi tiếng. Trong số này có:
Tuệ Tĩnh: Tên là Nguyễn Bá Tĩnh, người huyện Cẩn Giàng, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông đỗ tiến sĩ, không ra làm quan, chọn đi tu, làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
Tác phẩm Tuệ Tĩnh để lại gồm:
Bộ sách Nam Dược thần hiệu: 11 quyển, gồm 580 vị thuốc có trong nước, và 3,873 bài thuốc, chữa 182 loại bệnh được xếp vào 10 loại lâm sàng thường gặp.
Quyển Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư gồm hai bài phú thuốc Nam (Một chữ Nôm, một chữ Hán). Tóm tắt công dụng 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm và phụ thêm bổ âm đơn. Một thiên dùng thuốc theo chứng. Một thiên “Y Luận” nói về cơ bản lý luận trong đông y: Chẩn đoán và mạch lý.
Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu cao khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân.” Ngài còn phổ biến cách giữ gìn sức khỏe, điều độ về sinh hoạt được tóm tắt trong mấy vần thơ:
Bổ tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Ngài được người đương thời và các thế hệ sau phong là “Thánh thuốc Nam y” đại thiện, đại Nho, đại y dược.
Lê Hữu Trác, tức Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791), vào thời hậu Lê. Ngài quê ở Yên Mỹ, tỉnh Hải Dương. Văn hay, võ giỏi, từ bỏ con đường quan lộ, nghiên cứu y học đi giúp cho bệnh nhân. Hải Thượng Lãn Ông có công nghiên cứu và tổng hợp những ưu điểm của y học đông phương vào thế kỷ thứ 18, và áp dụng vào việc chữa trị bệnh tật trong hoàn cảnh địa lý và khí hậu từng địa phương của nước ta.
Về thuốc, ngài tìm thêm được 300 vị thuốc mới (trong Lĩnh Nam bản thảo), tổng hợp thêm 2,854 bài thuốc kinh nghiệm và luôn nhắc nhở học trò và các thầy thuốc chú trọng đến dùng các vị thuốc trong nước để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn ông được vinh tôn là sư tổ của nền y khoa đông phương nước ta.
Suy luận Ðông Y
Ðông dược dùng thuật ngữ mà người phương tây nghe chói tai, như Phong, Thấp, Táo, Nhiệt... Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng chữa trị kết quả giống nhau. Thí dụ: Tây y không nhận ra thấp, nhưng có chữa trị cái mà Ðông y gọi là thấp nhiệt. Tây y không dùng danh từ hỏa, nhưng có thể chữa trị cái mà Ðông y gọi thận hỏa vượng, ảnh hưởng tới phế. Tây y coi phong không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng thực ra họ đã ngăn ngừa được gan phong đưa lên trên đầu và họ đã dập tắt được phong xâm nhập vào da.
Tuy diễn tả khác nhau về ngôn ngữ nhưng chữa trị lành bệnh giống nhau. Tây y quan tâm vào sự cô lập vi trùng hay vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thí dụ: Mổ trên đầu để loại bỏ một cục bướu đơn thuần. Ðông y tập trung vào hội chứng, triệu chứng rồi đưa ra phương cách chữa trị. Tập trung vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng nhiều phần trong cơ thể và sự liên quan này có thể định bệnh chính xác hơn và cho thuốc nhiều hay ít dẫn vào những vùng mà tạng phủ thụ bệnh.
Trong khi Ðông y tập trung vào sinh lý và tâm lý bệnh nhân, môi trường sống, công ăn việc làm, các triệu chứng. Tất cả nhưng sự kiện này gọi là hội chứng, đem ra so sánh mà định bệnh để chữa trị. Hay còn gọi là sự mất quân bình tạng phủ của từng bệnh nhân. Ðông y định bệnh không chú tâm vào bản chất của bệnh và những chi tiết gây ra, nhưng trợ giúp nhẹ nhàng làm gia tăng sức đề kháng bằng cách cho thuốc uống tổng quát, nhưng vẫn tập trung vào nơi thụ bệnh của tạng phủ.
Câu hỏi nguyên nhân và hậu quả chỉ là phụ mà câu hỏi chính là “Cái gì liên quan giữa x và y, chứ không phải là x sinh ra y.” Ðông phương chú tâm vào tổng thể hơn chi tiết, tập trung vào hội chứng và sự mất quan bình mà đưa ra phương thức chẩn trị và hồi phục sức khỏe.
Chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn bằng cách định bệnh và chữa trị một số bệnh nhân nhức đầu và đau do loét bao tử gây ra được bệnh viện tại Trung Hoa trong lâm sàng cho biết. Thí dụ: Một bệnh nhân nhức đầu, dĩ nhiên nhức đầu là do vùng đầu khí huyết không thông, hay bị ung bướu v.v.. Ðối với Ðông y, định bệnh nhức đầu do tạng phủ nào gây ra nhức ở vùng nào trên đầu: Nhức đầu phía trước trán thường liên quan tới bao tử. Nhức hai bên đầu liên quan tới gan và mật. Nhức đỉnh đầu liên quan tới thận. Nhức sau ót liên quan tới bàng quang. Sau khi định được tạng phủ nào gây ra nhức đầu rồi mới định nhức đầu do khí, huyết, phong, thấp, hàn và nhiệt v.v...
Ðông y đề cao sự gia tăng sức đề kháng bằng cách phòng bệnh, và cho rằng cơ thể có khả năng đề kháng tự nhiên chống lại mọi loại vi trùng bệnh tật. Nếu chúng ta áp dụng quan niệm này từ sớm, có lẽ đã không bị khủng hoảng về săn sóc y tế ngày nay, bởi vì phương pháp đã biết lợi dụng khả năng tự nhiên lành bệnh, đỡ tốn kém rất nhiều (so
với Tây y) và cũng an toàn hơn, hiệu quả hơn đối với thời gian.Tuệ Tĩnh: Tên là Nguyễn Bá Tĩnh, người huyện Cẩn Giàng, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông đỗ tiến sĩ, không ra làm quan, chọn đi tu, làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
Tác phẩm Tuệ Tĩnh để lại gồm:
Bộ sách Nam Dược thần hiệu: 11 quyển, gồm 580 vị thuốc có trong nước, và 3,873 bài thuốc, chữa 182 loại bệnh được xếp vào 10 loại lâm sàng thường gặp.
Quyển Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư gồm hai bài phú thuốc Nam (Một chữ Nôm, một chữ Hán). Tóm tắt công dụng 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm và phụ thêm bổ âm đơn. Một thiên dùng thuốc theo chứng. Một thiên “Y Luận” nói về cơ bản lý luận trong đông y: Chẩn đoán và mạch lý.
Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu cao khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân.” Ngài còn phổ biến cách giữ gìn sức khỏe, điều độ về sinh hoạt được tóm tắt trong mấy vần thơ:
Bổ tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Ngài được người đương thời và các thế hệ sau phong là “Thánh thuốc Nam y” đại thiện, đại Nho, đại y dược.
Lê Hữu Trác, tức Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791), vào thời hậu Lê. Ngài quê ở Yên Mỹ, tỉnh Hải Dương. Văn hay, võ giỏi, từ bỏ con đường quan lộ, nghiên cứu y học đi giúp cho bệnh nhân. Hải Thượng Lãn Ông có công nghiên cứu và tổng hợp những ưu điểm của y học đông phương vào thế kỷ thứ 18, và áp dụng vào việc chữa trị bệnh tật trong hoàn cảnh địa lý và khí hậu từng địa phương của nước ta.
Về thuốc, ngài tìm thêm được 300 vị thuốc mới (trong Lĩnh Nam bản thảo), tổng hợp thêm 2,854 bài thuốc kinh nghiệm và luôn nhắc nhở học trò và các thầy thuốc chú trọng đến dùng các vị thuốc trong nước để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn ông được vinh tôn là sư tổ của nền y khoa đông phương nước ta.
Suy luận Ðông Y
Ðông dược dùng thuật ngữ mà người phương tây nghe chói tai, như Phong, Thấp, Táo, Nhiệt... Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng chữa trị kết quả giống nhau. Thí dụ: Tây y không nhận ra thấp, nhưng có chữa trị cái mà Ðông y gọi là thấp nhiệt. Tây y không dùng danh từ hỏa, nhưng có thể chữa trị cái mà Ðông y gọi thận hỏa vượng, ảnh hưởng tới phế. Tây y coi phong không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng thực ra họ đã ngăn ngừa được gan phong đưa lên trên đầu và họ đã dập tắt được phong xâm nhập vào da.
Tuy diễn tả khác nhau về ngôn ngữ nhưng chữa trị lành bệnh giống nhau. Tây y quan tâm vào sự cô lập vi trùng hay vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thí dụ: Mổ trên đầu để loại bỏ một cục bướu đơn thuần. Ðông y tập trung vào hội chứng, triệu chứng rồi đưa ra phương cách chữa trị. Tập trung vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng nhiều phần trong cơ thể và sự liên quan này có thể định bệnh chính xác hơn và cho thuốc nhiều hay ít dẫn vào những vùng mà tạng phủ thụ bệnh.
Trong khi Ðông y tập trung vào sinh lý và tâm lý bệnh nhân, môi trường sống, công ăn việc làm, các triệu chứng. Tất cả nhưng sự kiện này gọi là hội chứng, đem ra so sánh mà định bệnh để chữa trị. Hay còn gọi là sự mất quân bình tạng phủ của từng bệnh nhân. Ðông y định bệnh không chú tâm vào bản chất của bệnh và những chi tiết gây ra, nhưng trợ giúp nhẹ nhàng làm gia tăng sức đề kháng bằng cách cho thuốc uống tổng quát, nhưng vẫn tập trung vào nơi thụ bệnh của tạng phủ.
Câu hỏi nguyên nhân và hậu quả chỉ là phụ mà câu hỏi chính là “Cái gì liên quan giữa x và y, chứ không phải là x sinh ra y.” Ðông phương chú tâm vào tổng thể hơn chi tiết, tập trung vào hội chứng và sự mất quan bình mà đưa ra phương thức chẩn trị và hồi phục sức khỏe.
Chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn bằng cách định bệnh và chữa trị một số bệnh nhân nhức đầu và đau do loét bao tử gây ra được bệnh viện tại Trung Hoa trong lâm sàng cho biết. Thí dụ: Một bệnh nhân nhức đầu, dĩ nhiên nhức đầu là do vùng đầu khí huyết không thông, hay bị ung bướu v.v.. Ðối với Ðông y, định bệnh nhức đầu do tạng phủ nào gây ra nhức ở vùng nào trên đầu: Nhức đầu phía trước trán thường liên quan tới bao tử. Nhức hai bên đầu liên quan tới gan và mật. Nhức đỉnh đầu liên quan tới thận. Nhức sau ót liên quan tới bàng quang. Sau khi định được tạng phủ nào gây ra nhức đầu rồi mới định nhức đầu do khí, huyết, phong, thấp, hàn và nhiệt v.v...
Ðông y đề cao sự gia tăng sức đề kháng bằng cách phòng bệnh, và cho rằng cơ thể có khả năng đề kháng tự nhiên chống lại mọi loại vi trùng bệnh tật. Nếu chúng ta áp dụng quan niệm này từ sớm, có lẽ đã không bị khủng hoảng về săn sóc y tế ngày nay, bởi vì phương pháp đã biết lợi dụng khả năng tự nhiên lành bệnh, đỡ tốn kém rất nhiều (so