Post by cuong on Feb 5, 2015 3:13:54 GMT
Thận Dương Suy
Trong bài trước chúng ta có đi tìm hiểu về thận dương suy, nhưng chưa đề cập tới dương suy sẽ gây ra hư hàn và thế nào là hư hàn khi thận dương suy?
Ðể cho dễ hiểu chúng ta biết qua thế nào là bản chất và hiện tượng: Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng. Khi chữa bệnh, thày thuốc dựa vào bản chất của bệnh: Như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt và bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng, nên gọi là “giả hiện tượng” như giả hàn, giả nhiệt. Ðiều này rất quan trọng mà thày thuốc phải nắm vững khi chữa bệnh và cho thuốc.
Muốn hiểu được phải có căn bản vững chắc về âm dương và kinh nghiệm lâm sàng mới bắt nắm được một cách chính xác.
Lý giải về hư hàn:
Chúng ta thấy phần âm dù là ở mức bình thường, nhưng vì phần dương bị suy và thấp hơn mức bình thường. Vì vậy mà phần âm khác biệt với phần dương.
Nếu âm dương quân bình thì không có hiện tượng này, cho nên chúng ta gọi phần này là giả hàn. Muốn chữa phần giả hàn chúng ta phải làm sao cho phần dương tăng lên cho đến mức bình thường thì chân tay bớt lạnh, ăn uống tiêu hóa bình thương, đi cầu và tiểu bình thường, không còn mỏi mệt, và năng động hơn... sinh lý sẽ trở lại không cần phải dùng thuốc trợ giúp từ bên ngoài.
Trong Ðông Y thận là chủ của đời sống, là lâu đài của nước và lửa, là cư ngụ của âm và dương và là sinh lộ của sống và chết...
Thận còn tàng tinh là nguồn gốc để bảo tồn nòi giống. Quá trình hoạt động của thận được gọi là quá trình thịnh suy của thận dương và thận khí. Ðối với con trai cứ 8 năm lại đổi một lần, và con gái 7 năm một lần, gọi là biến dịch cho thích hợp với từng giai đoạn của một kiếp sống.
Thận còn chủ cốt tủy vì thận có công năng sinh tủy, sinh xương. Thận còn sinh tủy và não bộ là bể chứa tủy. Ngoài ra thận còn chủ về thủy: Nước uống vào dạ dày, dạ dày và lá lách khi chưng bốc mà đưa lên phế, phế khí túc giáng, thì thủy dịch chảy xuống mà dồn về thận. Quá trình của nước từ ngoài vào cơ thể, rồi sau đi lên đi xuống trong cơ thể là như vậy. Tuần hoàn giữa dạ dày, lá lách, phế và thận để duy trì sự thay đổi cũ mới của nước trong cơ thể, nên thận dương suy, sự thay đổi mới của nước bị trở ngại sẽ thành bệnh thủy thũng.
Theo Hải Thượng Lãn Ông: Khí dương không thăng lên được thành chứng Quan Cách. Khí âm không giáng xuống được thành Chứng Nghẹn.
Dương vốn thăng lên, nay vì dương suy không đủ để thăng lên và bị âm khí (giả hàn) ngăn cách mà gây ra chứng quan cách (bụng trên, bụng dưới bị ngăn cách). Những chứng buồn bực, ợ chua và chứng ợ hơi (ái khí) mà nghẹn cách, hay ăn rồi không chịu được lâu lại lợm giọng có khi nôn ra (phiền vị) đều là hiện tượng của chứng quan cách.
Dĩ nhiên là do dạ dày đi nghịch khí mà gây ra nhưng nguyên nhân chính là do thận dương suy, ảnh hưởng làm bao tử hàn, khí không giáng xuống được mà thành bệnh đầy hơi, biếng ăn, ợ chua, buồn mửa là như vậy.
Muốn chữa trị bệnh Quan Cách này chúng ta phải dùng bài Bổ Trung Ích Khí thang, đem thăng để giáng mới là thấu triệt lẽ âm dương. Chứ không phải bài Bổ Trung Ích Khí chỉ có nghĩa thăng dương không mà thôi.
Bổ Trung Ích Khí thang
1.Hoàng kỳ: 12 gram
2.Bạch truật: 12 gram
3.Thắng ma: 3 gram
4.Sâm Hoa Kỳ: 12 gram
5.Thanh bì: 6 gram
6.Sài hồ: 6 gram
7.Ðương qui: 9 gram
8.Can khương: 6 gram
9.Cam thảo: 4 gram
10.Ðại táo: 3 trái
Nhiệm vụ của từng vị trong thang thuốc:
-Sâm Hoa Kỳ và hoàng kỳ: Bổ phế khí và liễm mồ hôi vì khí suy.
-Sâm Hoa Kỳ và cam thảo: Bổ tỳ và vị gia tăng tiêu hóa.
-Bạch truật và thanh bì: Kích thích và gia tăng tiêu hóa và tản khí không còn cảm thấy ngăn cách ở ngực.
-Ðương qui: Bổ máu, phối hợp với hoàng kỳ nuôi bì da...
-Sái hồ và thăng ma: Làm thăng khí và liễm mồ hôi.
-Sâm Hoa Kỳ và đại táo kết hợp các vị thuốc và đưa tới các tạng phủ.
Ngoài chữ bệnh quan cách con giúp chữa những bệnh chứng sau: Tăng cường thể chất yếu đuối, tứ chi hay bị lạnh và hay bị cảm, ăn ít và không tiêu hóa được, hay bị chứng đau bụng và đầy hơi, bất lực, xệ ruột, trĩ lòi trệ, tử cung bị xệ, ỉa chẩy, bại một bên người.
Hai lối nhìn dưới một người mắc bệnh tim:
Một bệnh nhân được Tây y định bệnh tim suy yếu. Bệnh nhân khai bị phù thũng nặng toàn thân (anasarca). Ðông y sau khi khám và định bệnh là thận dương suy, không chuyển hóa được nước trong cơ thể. Bác sĩ Ðông y cho toa thuốc bổ thận dương gồm những thuốc ôn bổ, tiêu thấp, có phụ tử và dùng thuốc cứu những huyệt về thận như K7 (Phục lưu) và ren 4 (Khí hải). Sau khi chữa trị, bệnh nhân thấy triệu chứng về tim thuyên giảm. Tây Y khám bệnh đã xác nhận tim đã rất khả quan, và cho rằng phụ tử Tây y cũng dùng để trị tim suy yếu mà Ðông y dùng để bổ dương cho thận là hoàn toàn hợp lý.
B.S. Đặng Trần Hào
Trong bài trước chúng ta có đi tìm hiểu về thận dương suy, nhưng chưa đề cập tới dương suy sẽ gây ra hư hàn và thế nào là hư hàn khi thận dương suy?
Ðể cho dễ hiểu chúng ta biết qua thế nào là bản chất và hiện tượng: Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng. Khi chữa bệnh, thày thuốc dựa vào bản chất của bệnh: Như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt và bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng, nên gọi là “giả hiện tượng” như giả hàn, giả nhiệt. Ðiều này rất quan trọng mà thày thuốc phải nắm vững khi chữa bệnh và cho thuốc.
Muốn hiểu được phải có căn bản vững chắc về âm dương và kinh nghiệm lâm sàng mới bắt nắm được một cách chính xác.
Lý giải về hư hàn:
Chúng ta thấy phần âm dù là ở mức bình thường, nhưng vì phần dương bị suy và thấp hơn mức bình thường. Vì vậy mà phần âm khác biệt với phần dương.
Nếu âm dương quân bình thì không có hiện tượng này, cho nên chúng ta gọi phần này là giả hàn. Muốn chữa phần giả hàn chúng ta phải làm sao cho phần dương tăng lên cho đến mức bình thường thì chân tay bớt lạnh, ăn uống tiêu hóa bình thương, đi cầu và tiểu bình thường, không còn mỏi mệt, và năng động hơn... sinh lý sẽ trở lại không cần phải dùng thuốc trợ giúp từ bên ngoài.
Trong Ðông Y thận là chủ của đời sống, là lâu đài của nước và lửa, là cư ngụ của âm và dương và là sinh lộ của sống và chết...
Thận còn tàng tinh là nguồn gốc để bảo tồn nòi giống. Quá trình hoạt động của thận được gọi là quá trình thịnh suy của thận dương và thận khí. Ðối với con trai cứ 8 năm lại đổi một lần, và con gái 7 năm một lần, gọi là biến dịch cho thích hợp với từng giai đoạn của một kiếp sống.
Thận còn chủ cốt tủy vì thận có công năng sinh tủy, sinh xương. Thận còn sinh tủy và não bộ là bể chứa tủy. Ngoài ra thận còn chủ về thủy: Nước uống vào dạ dày, dạ dày và lá lách khi chưng bốc mà đưa lên phế, phế khí túc giáng, thì thủy dịch chảy xuống mà dồn về thận. Quá trình của nước từ ngoài vào cơ thể, rồi sau đi lên đi xuống trong cơ thể là như vậy. Tuần hoàn giữa dạ dày, lá lách, phế và thận để duy trì sự thay đổi cũ mới của nước trong cơ thể, nên thận dương suy, sự thay đổi mới của nước bị trở ngại sẽ thành bệnh thủy thũng.
Theo Hải Thượng Lãn Ông: Khí dương không thăng lên được thành chứng Quan Cách. Khí âm không giáng xuống được thành Chứng Nghẹn.
Dương vốn thăng lên, nay vì dương suy không đủ để thăng lên và bị âm khí (giả hàn) ngăn cách mà gây ra chứng quan cách (bụng trên, bụng dưới bị ngăn cách). Những chứng buồn bực, ợ chua và chứng ợ hơi (ái khí) mà nghẹn cách, hay ăn rồi không chịu được lâu lại lợm giọng có khi nôn ra (phiền vị) đều là hiện tượng của chứng quan cách.
Dĩ nhiên là do dạ dày đi nghịch khí mà gây ra nhưng nguyên nhân chính là do thận dương suy, ảnh hưởng làm bao tử hàn, khí không giáng xuống được mà thành bệnh đầy hơi, biếng ăn, ợ chua, buồn mửa là như vậy.
Muốn chữa trị bệnh Quan Cách này chúng ta phải dùng bài Bổ Trung Ích Khí thang, đem thăng để giáng mới là thấu triệt lẽ âm dương. Chứ không phải bài Bổ Trung Ích Khí chỉ có nghĩa thăng dương không mà thôi.
Bổ Trung Ích Khí thang
1.Hoàng kỳ: 12 gram
2.Bạch truật: 12 gram
3.Thắng ma: 3 gram
4.Sâm Hoa Kỳ: 12 gram
5.Thanh bì: 6 gram
6.Sài hồ: 6 gram
7.Ðương qui: 9 gram
8.Can khương: 6 gram
9.Cam thảo: 4 gram
10.Ðại táo: 3 trái
Nhiệm vụ của từng vị trong thang thuốc:
-Sâm Hoa Kỳ và hoàng kỳ: Bổ phế khí và liễm mồ hôi vì khí suy.
-Sâm Hoa Kỳ và cam thảo: Bổ tỳ và vị gia tăng tiêu hóa.
-Bạch truật và thanh bì: Kích thích và gia tăng tiêu hóa và tản khí không còn cảm thấy ngăn cách ở ngực.
-Ðương qui: Bổ máu, phối hợp với hoàng kỳ nuôi bì da...
-Sái hồ và thăng ma: Làm thăng khí và liễm mồ hôi.
-Sâm Hoa Kỳ và đại táo kết hợp các vị thuốc và đưa tới các tạng phủ.
Ngoài chữ bệnh quan cách con giúp chữa những bệnh chứng sau: Tăng cường thể chất yếu đuối, tứ chi hay bị lạnh và hay bị cảm, ăn ít và không tiêu hóa được, hay bị chứng đau bụng và đầy hơi, bất lực, xệ ruột, trĩ lòi trệ, tử cung bị xệ, ỉa chẩy, bại một bên người.
Hai lối nhìn dưới một người mắc bệnh tim:
Một bệnh nhân được Tây y định bệnh tim suy yếu. Bệnh nhân khai bị phù thũng nặng toàn thân (anasarca). Ðông y sau khi khám và định bệnh là thận dương suy, không chuyển hóa được nước trong cơ thể. Bác sĩ Ðông y cho toa thuốc bổ thận dương gồm những thuốc ôn bổ, tiêu thấp, có phụ tử và dùng thuốc cứu những huyệt về thận như K7 (Phục lưu) và ren 4 (Khí hải). Sau khi chữa trị, bệnh nhân thấy triệu chứng về tim thuyên giảm. Tây Y khám bệnh đã xác nhận tim đã rất khả quan, và cho rằng phụ tử Tây y cũng dùng để trị tim suy yếu mà Ðông y dùng để bổ dương cho thận là hoàn toàn hợp lý.