Post by cuong on Feb 11, 2015 4:56:12 GMT
Khí Uất
link
KHÁI NIỆM:
Khí và huyết là 2 dạng lưu hành thông suốt khắp cơ thể mà tạo nên sức sống toàn thân, bất kỳ một nguyên nhân nào làm bất thông đều gây ra bệnh lý.
Khí uất là hình ảnh khí bị đè nén, không những không được lưu thông mà còn bị vay bó, dồn ép.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHÍ UẤT:
1. Ngoại nhân:
Lục tà tấn công làm cản trở, vay bó, thúc ép trên các con đường lưu thông của khí
=> khí uất trong ngoại cảm.
• Hàn thì vay bó
• Phong, nhiệt thì thúc bách, dồn nén
• Táo thì làm khô, cứng, rít
• Thấp thì trì nặng
2. Nội nhân:
• Tình chí: muốn mọi thứ phải theo ý mình một cách cưỡng ép, không có cơ sở (quái khí: tham cầu quá mức) muốn mà không được, ngược lại bị chính ham muốn đó đè nén.
=> Nguyên nhân chính gây ra khí uất trong nội thương.
Công việc luôn bị áp lực, kéo dài.
Cuộc sống bị áp lực kéo dài
Tư duy bị áp lực kéo dài
• Vật hữu hình (quái vật): chèn ép, hay che lấp các con đường, vùng lưu hành của khí.
PHÂN LOẠI - TRIỆU CHỨNG KHÍ UẤT
1. Khí uất trong ngoại cảm:
Khi ngoại cảm tấn công ồ ạt, mà chính khí còn mạnh, phần vệ khí phản ứng bằng cách đóng (hạp) các huyệt và khí khổng lại, không cho tà tràn ngập. Khi đó chính khí và tà khí đấu tranh tại biểu phận, tà khí chặn bên ngoài không vào sâu hơn, chính khí cũng không đủ sức đẩy tà ra, các khí cản trở và dồn ép lẫn nhau mà gây ra uất chứng.
=> Đây là cơ sở để giải thích triệu chứng khí uất trong ngoại cảm.
Triệu chứng:
Không có mồ hôi (biểu bị bế)
Đau mỏi toàn thân (khí, chức năng toàn thân bị bế tắt)
Người bứt rứt, phát nhiệt (khí phận bị uất, không thông được ra ngoài)
Triệu chứng đặc hiệu của tà tại vị trí tấn công:
Hàn: lạnh, tái, co cứng, đau nhiều, phát nhiệt ố hàn. Lưỡi: rêu trắng mỏng
Nhiệt: nóng, đỏ, phát nhiệt rõ. Rêu lưỡi: vàng mỏng.
Phong: triệu chứng diễn tiến nhanh, thay đổi, đau di chuyển. Rêu lưỡi: tuỳ theo tà cùng đi.
Thấp: uể oải, nặng nề toàn thân, có thể phù nhẹ. Rêu lưỡi: nhớt mỏng.
Táo: bứt rứt, da khô, khát nước. Rêu lưỡi: khô.
2. Khí uất trong nội thương: Ngũ tạng khí uất
Khí của tạng thịnh lên muốn làm việc muốn bung ra nhưng bị cản lại, hoặc bị áp lực, chèn ép thời gian dài. Do đó xuất hiện 2 nhóm triệu chứng:
Khí thịnh lên thực hiện công năng nhưng bất thành (tăng động, hấp tấp mà đỗ vỡ).
Đau vùng Tạng- Phủ- Kinh liên quan kiểu khí uất: đau dữ dội một vùng (không có điểm cố định), xoa bóp một thời gian thì dễ chịu.
Những rối loạn chức năng trên tạng bị khắc sẽ xuất hiện sau đó, đôi khi là triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám.
=> Đây là 2 cơ sở giải thích các triệu chứng xuất hiện trong ngũ tạng khí uất.
Trường hợp đặc biệt: do bệnh kéo dài sẽ làm biến hình, tổn hình thì đau sẽ nhiều và khả năng tử vong rất cao.
a) Can khí uất:
• Tăng động: động thái hấp tấp, run, co cứng, quíu tay chân
• Dễ cáu gắt, dễ giận hờn (sơ tiết bất thành)
• Nhãn quan ảm đạm (khai khiếu bất thành)
• Có nhiều ý tưởng (chủ sinh), tính toán nhiều (mưu lự) nhưng không hợp lý, kết quả thất bại.
• Ợ chua, đắng miệng (Đởm)
• Đau: đau nữa đầu, đau nhức mắt, đau hông sườn, đau bụng kinh, đau co thắt bộ phận sinh dục ngoài (sán khí). Đau theo kinh Can, Đởm
• Tỳ khí rối loạn: rối loạn tiêu hoá, trào ngược dạ dày- thực quản, hay tư lự,….
b) Tâm khí uất:
• Tăng động: hấp tấp, nóng nảy (hoả uất)
• Cảm giác bên trong người nóng, nhưng có khi bên ngoài thì sợ lạnh (hoả uất)
• Nói nhanh, nói nhiều: Nói lấp, nói dính từ, rặn từng tiếng (lời nói bất thành)
• Thích nói chuyện thị phi (khai khiếu bất thành)
• Suy nghĩ không ngừng; Tư duy lan man, lạc đề, không logic, (tư duy bất thành)
• Mất ngủ: ngủ không sâu, chập chờn (tàng thần bất thành)
• Yêu ghét bất thường, không rõ ràng, không phân minh (tình chí: ái, ố bất thành) gây đau khổ và vòng lẩn quẩn của bệnh lý khí uất.
• Tiểu đau, gắt, nóng (Tiểu trường)
• Đau: vùng ngực, hồi hộp thường kèm nóng. Đau dọc kinh Tâm, Tiểu trường, Tâm bào, Tam tiêu.
• Phế khí rối loạn: khàn tiếng, nói khó do rối loạn vận ngôn, dễ xuất mồ hôi, hụt hơi, thở nhanh nông, dễ buồn sau khi ái và ố,…
c) Tỳ khí uất:
• Động thái uể oải, nặng nề (thấp uất)
• Ăn được nhưng ăn vào đầy trướng bụng, tiêu chảy, táo bón (vận hoá bất thành)
• Rối loạn chuyển hoá: đường, lipid (hoá bất thành)
• Mê tín, không ý tứ (tàng ý bất thành)
• Ăn uống thất thường: lúc ăn nhiều lúc chán ăn, buồn nôn, ợ hơi, ợ nước (Vỵ)
• Đau: tứ chi, tứ quan, vùng bụng trên, vùng thượng vỵ. Đau dọc kinh Tỳ, Vỵ.
• Thận khí rối loạn: rối loạn xuất nhị âm, 2 chân mất khéo léo, vô sinh, thất chí,…
d) Phế khí uất
• Động thái hấp tấp mà khô cứng, đổ bể (táo uất)
• Khó thở, căng tức lồng ngực (khí hô hấp uất)
• Nói to mà không vang (âm thanh bị uất)
• Khuôn phép không phù hợp, đóng khung tư duy của mình (khuôn phép bất thành).
• Mồ hôi tiết bất thường (thu liễm bất thành)
• Táo bón và Tiêu chảy xen kẻ (Đại trường)
• Đau: đau tức ngực kèm khó thở, hụt hơi; đau cổ gáy, đau vai. Đau theo kinh Phế, Đại trường.
• Can khí rối loạn: trễ kinh, giảm động, thụ động, bảo thủ,…
e) Thận khí uất:
• 2 chân đi nhanh nhưng dễ vấp, tán vào vật khác (kỷ xảo, chủ lưỡng túc bất thành)
• Lạnh vùng hạ tiêu (hàn uất)
• Xuất nhị âm thất thường: xuất tinh thất thường, đại tiểu tiện thất thường (đi nhiều lần, gấp, nhưng số lượng ít hay không có nước tiểu, phân), xuất kinh thất thường.
• Thích nghe chuyện thị phi (khai khiếu bất thành, đồng khí với uất, gây ra uất)
• Không định hướng đúng thất bại (tàng chí bất thành)
• Tiểu lắt nhắt, tiểu khó ra, đau căng tức vùng hạ vỵ (Bàng quang)
• Đau: đau lạnh trong xương, đau vùng hạ tiêu, 2 chân, thắt lưng. Đau dọc kinh Thận, Bàng quang
• Tâm khí rối loạn: dễ lạnh, mất ngủ, khả năng tư duy giảm.
CÁC BÀI THUỐC TRỊ KHÍ UẤT
1. Bài thuốc trị khí uất trong ngoại cảm:
Phải thoả mãn 2 tác dụng chính sau:
Khai biểu giải uất: thuốc có mùi thơm nhẹ để khai mở biểu phận bị bế, mở đường xuất để đẩy tà khí ra.
Đối trị tà khí: các vị thuốc đặc hiệu có tác dụng đối trị trực tiếp với tà.
Bài thuốc:
Khai biểu giải uất: Bạc hà
Đối trị Hàn tà: Sinh khương
Đối trị Nhiệt tà: Kim ngân hoa, Liên kiều
Đối trị Phong tà: Thông bạch
Đối trị Thấp tà: Hoắc hương
Đối trị Táo tà: Tang diệp
Sau khi uống: ra mồ hôi nhẹ, giảm nhiệt, hết bứt rứt --> ngủ được: bệnh giải.
Chú ý: vì để giải tà nên mới dùng thuốc khai mở biểu phận, nên ra mồ hôi là một tác dụng phụ, vì khi khí khổng mở không những khí thoát ra (cả tà và chính khí) mà tân dịch cũng thoát. Vậy khi bệnh đã giải thì không dùng nữa.
Lạm dụng kéo dài sẽ khiến khí âm lưỡng hư: mở toang vệ phận để các loại tà mặc sức đi vào sâu và ra mồ hôi nhiều làm hao tổn tân dịch (âm phận).
2. Bài thuốc trị Khí uất trong nội thương:
Bài thuốc trị ngũ tạng khí uất phải thoả mãn các tác dụng sau:
Sơ tạng khí giải uất.
Hoà huyết (Âm) của tạng bị uất.
Thông kinh chỉ thống.
Hoà khí của tạng bị khắc.
Kết hợp giải uất bằng tâm lý liệu pháp (giải: cởi bỏ ra từng lớp, cởi bỏ những dây ràng buộc--> giải thoát), hướng dẫn thái độ tinh thần tích cực trong cuộc sống thì thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh và bệnh hết mới hết tận gốc.
Bài thuốc trị Can khí uất:
Sơ can giải uất: Sài hồ, Bạc hà
Thông kinh chỉ thống: Hương phụ, Chỉ xác
Hoà Tỳ Vỵ : Bạch truật, Chích thảo
Dưỡng huyết hoà Can: Đương quy, Bạch thược