|
Post by cuong on Feb 21, 2015 18:05:56 GMT
* Tạng tim đứng đầu các tạng, có tim bào lạc là phần bao bọc và bảo vệ bên ngoài của tim, trách nhiệm điều hành các hoạt động về thần khí, biểu hiệu ra mắt, cho nên chúng ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, và biểu hiện ra sắc diện ở mặt.
Tim chủ về thần khí. Thần chỉ các hoạt động về tinh thần, tư duy. Khí và huyết là cơ sở hoạt động cho tinh thần, mà tim chủ về huyết, nên tim cũng chủ về thần chí. Tim là nơi cư ngụ của thần cho nên nói là “tim tàng thần.”
Tim khí và huyết đầy đủ thì mặt hồng hào, tinh thần sáng suốt và minh mẫn, tim huyết suy thường gây hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, hay quên; tâm khí nhiệt thì hay mê sảng, hôn mê.
Tim chủ về huyết mạch, khi tim hoạt động bình thường, khí huyết lưu thông, sắc mặt hồng hào, tươi vui và năng động. Khí huyết ngưng trệ gây ra đau nhức, ứ huyết và tinh thần bất ổn...
Ngoài ra tim khai khiếu tại lưỡi: Biệt lạc của kinh tim thông ra lưỡi. Khí huyết của tim đi ra lưỡi để duy trì sự hoạt động của chất lưỡi. Cho nên khi định bệnh Y Khoa Ðông Phương phải nhìn lưỡi bệnh nhân để chẩn đoán bệnh, như đầu lưỡi đỏ là tim nhiệt, lưỡi nhạt là tim huyết hư, chất lưỡi xanh, có những đốm là huyết ứ trên.
Nói tóm lại thân và tâm liên quan với nhau. Cho nên thân và tâm luôn đi đôi với nhau trong mọi cảnh huống và tâm tức là thần khí trong thân xác của con người.
* Môi khô khát uống nước nhiều là do phế bị táo. Em mua La hán quả về làm nước uống thì sẽ hết khát và đi đại tiện được hoặc em vắt nước cam tươi hòa với 1 thìa mật ong uống cũng hết khát. Sau này em cần để ý nếu thấy cơ thể có triệu chứng cảm thì không được quan hệ, không được tắm ngay sau khi quan hệ, không được ngủ trước quạt máy, và không được tắm đêm. Đây là những điều tối kỵ khi bị cảm. Bệnh cảm không thể coi thường được, nếu phong hàn nhập sâu vào lý, kinh lạc bị nghẽn trở là sụm ngay, lúc đó phải cần những toa thuốc đặc trị, nếu người nhà không biết mà đưa vào bệnh viện là không cứu kịp.
* Thuốc trụ sinh có sức công phạt lên nội tạng rất nặng nề. Thường chỉ nên dùng từ 3 ngày đến 1 tuần. Nếu phải dùng dài hạn thì những tai hại do phản ứng phụ thật là khôn lường. Hệ thống tiêu hóa vì trực tiếp tiếp xúc với trụ sinh nên chịu ảnh hưởng trước nhất. Trụ sinh có tính hàn lãnh nên nếu dùng lâu sẽ khiến cho trung tiêu bị hàn lãnh, các loại vi khuẩn tốt cho hệ thống tiêu hóa đều bị diệt, ăn uống trở nên khó tiêu, nhu động ruột kém. Ở giai đoạn này Tây y thường cho dùng thêm men tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng của can, tỳ, vị. Não bộ không còn nhận thức được là hệ thống tiêu hóa có bị bệnh hay không do lượng trụ sinh diệt khuẩn và men tiêu hóa được đưa vào liên tục để bù lại. Các chứng bệnh của em như trĩ nội, tiểu nhiều lần, niệu đạo buốt đều là biến chứng của việc dùng trụ sinh dài hạn. Theo bệnh cảnh của Đông y thì em bị chứng trung khí hạ hãm, khí hư huyết trệ. Bệnh của em là do phản ứng phụ của việc dùng trụ sinh dài hạn nên rất khó chữa trị.
Nếu em phải dùng đến men tiêu hóa là vi khuẩn trong đường ruột đã bị diệt hết rồi, việc tiếp tục dùng trụ sinh là không cần thiết nữa. Nếu em tiếp tục dùng các loại trụ sinh và men tiêu hóa thì dùng thêm thuốc thang cũng không có tác dụng gì. Nếu em muốn chữa trị theo Đông y thì em cần ngưng dùng tất cả các loại thuốc kể cả Đông Tây. Chỉ ăn cháo gà hay cháo cá có bỏ nhiều hành và gừng trong 2 ngày để ôn ấm trung tiêu và để đào thải hết các loại thuốc trong cơ thể ra, lúc đó bệnh chứng thực sự mới bộc lộ. Sau 2 ngày em trở lại diễn đàn cho biết chi tiết các bệnh chứng, lúc đó mới định toa thuốc được. Chỉ cần em ngưng dùng thuốc và ăn cháo 2 ngày là sức khỏe của em đã khá lên nhiều rồi.
"Trĩ nội độ 1 - Quá phát van hậu môn" là chứng trĩ ở gần vùng cơ vòng lối ra của hậu môn (van hậu môn), khi đi đại tiện, do rặn phân, ruột già bị sa xuống theo qua khỏi van hậu môn (quá phát van hậu môn) và lòi ra ngoài. Nếu ruột bị lòi ra và tự co lên được đã là trĩ độ 2. Nếu phải lấy tay đẩy trở vào là độ 3. Trĩ nội độ 4 thì ruột lúc nào cũng bị lòi ra, có đẩy vào, một lúc sau nó cũng tự sa xuống trở lại. Tất cả các chứng trĩ đều tuyệt đối không được ăn cay và kiêng các thức ăn uống tái, sống, lạnh.
Chào thầy Phó! Qua 2 ngày ăn cháo gà có cho nhiều hành và gừng, cháu đã thấy khỏe lên, bụng dưới ko còn đau tức như trước, ko còn cảm rát nóng rát niệu đạo nữa, đi tiểu dễ dàng hơn.
* Nóng trong người, khó ngủ, vẩy nến ngứa là triệu chứng của phong nhiệt, có gốc ở gan. Khi gan bị nóng thì những triệu chứng này càng nặng. Theo Đông y thì gan thuộc mộc, ăn nhiều rau xanh, trái cây làm mát gan. DiemPhuc cần kiêng các thức ăn chiên xào, rang. Các loại thịt cá như đồ biển, thịt bò, thịt gà có tính phong cũng cần kiêng bớt. Các loại trái cây như cam, chuối, đào, táo ăn rất tốt, tránh các loại trái cây nóng nhiệt như nhãn, vải, sầu riêng, mít, v.v. DiemPhuc hốt 5 thang thuốc sau, uống ngày 1 thang lúc bụng đói.
* DiemPhuc có triệu chứng của Tỳ hư, tỳ không được khỏe thì gây ra biếng ăn, ăn không ngon miệng. Tỳ chủ thấp (ẩm thấp) nên khi tỳ không khỏe thì thấp sẽ ứ đọng làm cản trở đến khí của can (can thích khô ráo) và gây ra chứng can khí uất kết. Can là chủ của bào cung, vào lúc hành kinh thì can khí vận hành để thúc đẩy huyết ra ngoài nhưng vì can khí bị uất nên lúc hành kinh uất khí càng tăng khiến trong người bứt rứt dễ nổi nóng. Chứng dễ bực bội, nổi nóng trong những ngày hành kinh là do uất khí của can gây ra. Có những người nữ lúc nào cũng vui vẻ yêu đời nhưng trong những ngày hành kinh lại rất dễ nổi cáu là vì vậy. Thận thuộc thủy, can thuộc mộc, thủy sinh mộc nên thận là mẹ của can. Can rất ghét ẩm thấp của tỳ nhưng lại rất thích thủy của thận. Thận thủy ảnh hưởng tới kinh lượng nên thận thủy vượng thì kinh lượng nhiều, thận thủy suy thì kinh lượng ít. Khi can không khỏe thì thận bị ảnh hưởng (tử đạt mẫu khí) nên tùy theo tình trạng uất kết của can mà kinh kỳ lúc sớm lúc muộn, kinh lượng lúc ít lúc nhiều.
* DiemPhuc dùng thang Tiêu Dao Tán gia Thục địa, Thỏ ty tử để kiện tỳ, giải can uất và bồi bổ thận tinh thì kinh nguyệt sẽ ổn định.
|
|
|
Post by cuong on Feb 28, 2015 18:29:39 GMT
Đối chiếu với lý luận y học cổ truyền thì run rẩy, lắc lư là do cân. Can chủ cân. Can thận âm hư dẫn đến can dương thiên cang. Dương cang hóa phong động mà sinh bệnh. Can tàng huyết, âm huyết hư, cân mạch mất nuôi dưỡng. Ở bệnh nhân này từ khi sinh con mất máu nhiều. Nhà nghèo, sản phụ không có điều kiện bồi dưỡng, lại phải cho con bú làm cho âm huyết khuy hư, âm huyết hư lâu ngày dẫn đến can thận âm hư, can thận âm hư thì can dương thiên cang; Dương cang hóa phong động mà sinh ra bệnh, lịch sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng và tượng đều nói lên điều đó.
|
|
|
Post by cuong on Mar 2, 2015 14:55:13 GMT
Tâm khai khiếu ra lưỡi, can khai khiếu ra mắt, tỳ khai khiếu ra mồm, phế khai khiếu ra mũi, thận khai khiếu ra tai. Người mắt mờ, mắt kém, mắt đục, không thần là can dương hư, mắt đỏ ngầu, hay bị cay mắt, rát mắt thì là can âm hư. Người tai điếc, lãng tai là thận dương hư, tài ù, tai đỏ là thận âm hư. Người mũi ngẹt, hơi thở kém, tiếng nói nhỏ là phế dương hư, còn mũi đỏ, viêm mũi, hay chảy máu mũi, hơi thở nóng là phế âm hư. Người năng động, mặt mữi hồng hào, tiếng nói to, vang là khí huyết sung mãn. Người có sắc mặt tái, ánh mắt mỏi mệt, thần chí không tập trung là dương hư, người sắc mặt lúc nào cũng đỏ rực, mắt đỏ nổi gân, hay nóng giận, gây gỗ là âm hư. Đây là một vài ví dụ về sắc diện có thể nhìn bên ngoài mà ¿thấy¿ được bệnh ở nội tạng. Nói tóm lại nếu mình cảm thấy hay khát nước, sắc mặt đỏ, hay bị cay mắt, nhức đầu, ù tai, lở miệng thì thuộc về chứng nhiệt (âm hư) cần ăn nhiều rau, trái cây xanh, tránh thức khua. Còn nếu thấy người uể oải, hơi thở ngắn, sắc mặt tái, mắt đờ đẫn, hay mỏi mệt thì thuộc về chứng hàn (dương hư) nên tránh ăn đồ lạnh, tái, sống và cần dậy sớm, tập thể dục, chơi thể thao để giúp dương chí được luân chuyển dễ dàng.
|
|
|
Post by cuong on Mar 3, 2015 6:36:24 GMT
- Kết hợp nhiều dược vị có cùng tính năng để làm tăng thêm dược tính chung của toa thuốc. Ví dụ như Phòng phong và Kinh giới cùng có tính trừ phong và có thể dùng chung để làm tăng thêm tính trừ phong. Một ví dụ khác là dùng Kim ngân hoa chung với Liên kiều để trừ nhiệt độc. Mỗi vị thuốc có liều lượng nhất định và không thể dùng quá liều vì có thể gây phản ứng phụ. Dùng Phòng phong với Kinh giới để giải phong thì mạnh và an toàn hơn là chỉ dùng 1 vị Phòng phong với liều lượng gấp đôi.
- Thuốc bào chế sẵn thường dùng cho những bệnh mãn tính, tình trạng bệnh không thay đổi nhiều, hoặc bệnh nhẹ. Thuốc sắc có tác dụng nhanh và mạnh, thường được dùng trong giai đoạn khởi đầu của việc chữa trị, trị những bệnh cấp tính, bệnh ngắn hạn, bệnh nặng.
- Viêm xoang mũi là do thấp nhiệt ở phế, có thể dùng thuốc sắc để trị. Bệnh của Hải liên quan đến nhiều tạng phủ khác nhau, cần chữa trị theo nhiều giai đoạn mới có hiệu quả.
|
|
|
Post by cuong on Mar 3, 2015 6:45:49 GMT
- Có nhiều loại Cúc hoa và công dụng của chúng cũng khác nhau chút ít. Bạch Cúc hoa có cánh trắng, nhụy màu vàng cam nên còn được gọi là Cam Cúc hoa. Hoàng Cúc hoa có cánh trắng, nhụy vàng lợt còn được gọi là Hàng Cúc hoa vì loại này được trồng ở Hàng Châu. Diệp Cúc hoa là loại cúc hoa dại, bông nhỏ có đài hoa màu xanh lục. Nói chung, tất cả Cúc hoa đều có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có công dụng thanh nhiệt ở can, phế.
Hoàng Cúc hoa vào kinh phế, tán phong nhiệt ở thượng tiêu, chủ trị sốt cao, nóng đầu, nhức đầu, mắt cay, mờ do hỏa vượng. Bạch Cúc hoa có vị ngọt hơn và mát hơn, vào kinh can, có tác dụng dưỡng can âm, thanh can nhiệt, chủ trị các chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt do can dương thượng phong. Diệp Cúc hoa có vị đắng hơn, tính mát dùng để thanh nhiệt độc, trị các chứng ung nhọt, sang lở, đau nhức do nhiệt. Tuy có nhiều loại Cúc hoa nhưng khi đi hốt thuốc, các tiệm thuốc thường chỉ dùng Cam cúc hoa.
- Xin Chào Bác.Chon con hỏi Bách Hợp,Bạch Cập,bách bộ có thể tán thành bột để trị các chứng phế âm hư không? Nếu không được xin Bác Chỉ cho con bài thuốc nào dễ chế biến thành bột hay dạng cao để con tiện dùng.Và dùng thuốc bổ phổi lâu dài thì ảnh hưởng như thế nào đến các lục phủ ngũ tạng khác?
3 vị thuốc này đều có thể tán bột. Các thang bổ phế âm thì có rất nhiều nhưng phải định bệnh thì mới biết dùng thang nào thích hợp. Có 2 thang bổ phế một thang bổ phế âm và một thang bổ phế khí rất tốt là thang "Chè Thanh Phổi" có trong phần dược vị và thang Thập Toàn Đại Bổ cũng có trong phần dược vị. Hai thang này có thể dùng mỗi tuần 1 thang hoặc 2 thang dài hạn được. Bệnh ở phế thường kéo theo các bệnh ở thận và gây ra các chứng bệnh ở mũi và ngoài da.
|
|
|
Post by cuong on Mar 27, 2015 2:31:54 GMT
Nguyên nhân gây sỏi thậnlinkNgoài ra, để chữa sỏi niệu, theo lương y Quốc Trung, y học cổ truyền còn có các bài thuốc khác. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, sỏi nhỏ gọi là “sa lâm”, sỏi to gọi là “thạch lâm”. Sỏi niệu có nhiều thể khác nhau, và các bài thuốc điều trị tương ứng với từng thể. Chẳng hạn, với thể thấp nhiệt, bệnh có những triệu chứng: đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm theo đau bụng, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, thì dùng bài thuốc trị gồm các vị thuốc: kê nội kim, mộc thông, hoa hòe (mỗi vị 9g), biển súc, sơn chi, cù mạch (mỗi vị 12g), hoàng thạch, xa tiền tử, tiên hạc thảo, hải sa kim (mỗi vị 15g), kim tiền thảo 30g, đại hoàng, cam thảo (mỗi vị 6g).
|
|
|
Post by cuong on Apr 7, 2015 23:22:16 GMT
Mỗi vị thuốc đều có một trong 5 tính hàn, mát, bình, ôn, nhiệt. Nói chung, vị nhiệt và ôn được dùng để trị các chứng hàn. Ví dụ Can khương có tính nhiệt làm ấm trung tiêu dùng để trị các chứng tỳ vị hàn, ăn không tiêu, tiêu chảy. Đương quy có tính ôn dùng trị các chứng đau nhức do huyết hàn, huyết ứ. Vị thuốc có tính mát, hàn được dùng để thanh nhiệt, tả nhiệt. Ví dụ Thạch cao dùng để tả nhiệt ở vị và phế, Sinh địa dùng để thanh tâm hỏa, trị các chứng hồi hộp, bứt rứt, khó ngủ. Vị thuốc có tính bình được dùng để trị các chứng không thuộc hàn nhiệt hoặc dùng chung với các vị khác. Ví dụ như Phục linh dùng để lợi tiểu và trị phù thũng, Phục linh dùng với Phụ tử để làm ấm thận, giảm phù do thận khí suy.
|
|