Post by cuong on Mar 1, 2015 6:15:43 GMT
Tiên thiên THẬN. - Hậu thiên TỲ.
link
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.
HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Hậu thiên bát quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là: Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc, vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay - Trên Nam, Dưới Bắc, Phải Tây, Trái Đông (theo Kinh Dịch, Đạo của người quân tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê).
BÀN VỀ TIÊN THIÊN
Thận là gốc của tạng phủ, căn bản của 12 mạch, chủ chốt của sự hô hấp, nguồn của tam tiêu, thân người nhờ đó mà hình thành, cho nên nói thận là căn bản của tiênthiên.
Từ khi sắc huyền (+), sắc hoàng ( - ) chưa tách rõ mà thủy của số thiên nhất đã sinh ra trước (cho nên Càn số 1), bào thai chưa thành hình mà điểm đầu tiên (tức mệnhmôn) của 2 quả thận đã có trước, vì rằng trẻ con trong thai chưa thành hình mà bào thai đã kết trước, hình tượng cái thai ở giữa rỗng, có một cái mầm trắng thẳng tuột như hình nhị sen, cái mầm ấy tức là cái cuống rốn, nhị sen tức là hai quả thận mà một điểm nguyên dương lờ mờ làm nên mệnh người đóng ở giữa hai thủy (đó là một hào dương giữa hai hào âm để thành quẻ khảm, vị trí ở phương Bắc).
Thủy sinh ra mộc rồi mới thành can, mộc sinh ra hỏa rồi mới thành tâm, hỏa sinh ra thổ rồi mới thành tỳ, thổ sinh ra kim rồi mới thành phế (có thuyết nói: có mệnh môn rồi mới sinh ra tâm, tâm sinh huyết, có tâm rồi mới có phế, phế sinh ra lông da, có tỳ rồi mới có thận, thận sinh xương tủy). Năm tạng đã thành thì sáu phủ thành tiếp theo, chân tay đã đủ thì gân cốt đã hoàn toàn. (Trong kinh nói: Thế nào là Huyền tẫn? Huyền là màu đen, tẫn là khí âm) trẻ con mới thành thai thì trước sinh hai quả thận, mà một điểm nguyên dương ở khoảng giữa hai quả thận ấy là mệnh môn (thận người tức là khí nguyên âm, nguyên dương gọi là nguyên khí của tiên thiên, mệnh môn là khiếu để làm cho người sống, nơi chứa thủy hỏa tức là Bắc khiếu của tiên thiên, con người được sinh ra thì thụ thai bắt đầu có dấu hiệu ở mạch Nhâm, một điểm của mệnh môn có sẵn trước rồi sau mới có thận và mệnh môn hợp hai số đầy đủ, vì thận có hai quả mà mệnh môn ở khoảng giữa).
Người ta không có thứ hỏa ấy thì không lấy gì để vận hành ở tam tiêu, làm ngấu nhừ được thức ăn uống. Nội kinh nói: ¿Thiếu hỏa sinh ra khí¿, Tiên kinh nói: ¿Khoảng giữa hai quả thận có điểm sáng đóng kín lại làm khối đan mẫu, thuận tiết ra thì thành hình người¿. (Nhà đạo dẫn hít khí dẫn đến đan điền, khi thành đạo thì hỏa ấy thành một khối như châu ngọc, bỏ vào lửa không cháy, gọi là khối ¿đan mẫu, người thường thì giao hợp với nhau tiết ra mà thành thai¿, cho nên gọi là thuận). Hễ lúc nam nữ giao cấu thì có hỏa đến hội trước rồi thủy mới tụ sau, cho nên nói hỏa ở trước thủy.
Con người được sinh ra thì trước sinh mệnh môn hỏa, người đời bảo rằng tinh cha huyết mẹ là không phải, trai gái đều phải lấy hỏa có trước, nhưng đàn ông trong phần dương có phần âm, lấy hỏa làm chủ, đàn bà trong phần âm có phần dương, lấy tinh làm chủ, bảo rằng âm tinh dương khí thì phải, nam nữ giao hợp hai khí ấy tụ lại rồi mới thành hình, các sự hình thành ấy đều thuộc về hậu thiên, trăm thứ gân cốt hậu thiên đều đủ, nếu không có một hỏa khí tiên thiên thì sẽ thành nắm tro tàn.
Kìa rồng (mệnh hỏa) lặn ở đáy bể (thận cung), lúc lặn là thiếu hỏa, lúc động là tráng hỏa, rồng bay lên thì hỏa theo lên, nguyên khí chứa ở khảm cung (phủ thận) lúc vận dụng ứng lên ly cung (tâm) ấy là mệnh căn của đời người, mới biết là căn bản của dương hỏa (tâm) ở dưới đất (thận). Nguồn gốc của âm hỏa (hỏa trong thủy) ở trên trời (tâm) cho nên nói: ¿nước chảy từ nguồn cao ra¿, lại nói: ¿lửa ở trong nước¿.
Bậc thánh hiền đời xưa xét quả thận là căn bản của tiên thiên, cho nên chỗ luận mạch có nói: ¿Người ta có mạch xích như cây có rễ, cành lá tuy khô héo mà gốc rễ vẫn sinh ra¿. Bệnh Thương hàn lúc nguy kịch mạch thốn khẩu khó dò còn phải chẩn mạch Thái khê [2] để đoán thận khí. Tinh là tinh ba của thủy thận tựa vào đó, như cá được nước, khí nương vào đó, như sương mù trùm lấy vực, thần tất nhiên phải tựa vào vật mới có chỗ dựa để sinh hỏa, tinh kiệt thì thần phải tan, đó là thế tất nhiên, lúc đương còn thơ ngây chưa hiểu chuyện trai gái phối hợp, bỗng nhiên sinh ra tinh không biết từ đâu và cũng không biết sử dụng đến.
Tuổi lên 16 khi chân tinh đầy đủ mới có thể sinh con, sau khi tiết tinh, quẻ Càn phá ở giữa thành quẻ Ly (đó là tinh tán ở giữa rỗng), con gái mang thai quẻ Khôn hóa làm quẻ Khảm (đó là mang thai ở giữa đầy lên), chân thể đã thiếu thốn không biết dè dặt thì trăm mạch đều trống rỗng, không nguy hại còn đợi gì nữa?
TIÊN THIÊN CHÂN THỦY
MẠCH, HÌNH CHỨNG VÀ TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI SỰ HƯ THỰC CỦA TIÊN THIÊN CHÂN THỦY
Chân thủy, chân âm (tức huyệt đen bên tả, là thủy vô hình)
THỰC:
Mạch Tả xích hữu lực hơn hữu xích
HÌNH
-Béo trắng, nê trệ
CHỨNG:
-Tà thủy tràn ngập ra kinh lạc làm ra chứng sưng đau, tiết tả, tê dại, đờm lỵ, sang độc. Đó là thủy thịnh hỏa suy, các chứng nổi lên, nên phân ra trên dưới mà tiêu đi.
HƯ:
Mạch Sáu bộ đều phù hoặc hồng đại vô lực, tả xích hư nhược vô lực, hoặc hư mà tế sác vô lực, không bằng bộ hữu xích hơi mạnh
HÌNH:
Béo bệu, sắc trắng bủng, mặt như bôi son hoặc sắc má hơi hồng, ngoại tựa như có thừa, hoặc tối đen mà gày gò, da dẻ khô khan, thân thể liệt yếu, tinh khô huyết kiệt, da như bong vảy, môi răng khô ráo, râu tóc ngắn vàng, mắt nhiều phần trắng, tính nóng vội, hay cáu gắt, uống nước luôn, tiểu tiện đi luôn, đại tiện hay táo.
CHỨNG
Sốt cơn về chiều, phần âm nóng, nóng âm ỉ trong xương, hoặc phần âm nóng hầm hập, ngũ tâm phiền nhiệt, thượng tiêu nhiều chứng nhiệt, thủy suy không lấy gì chế được hỏa, cho nên hỏa đi lên
Kinh nói: ¿Người dễ cảm sốt thì chân âm ắt hao¿. Lại nói: ¿âm hư phát sốt vì âm hư không chế hỏa¿. Phiền táo, phiền khát, đầu nặng, đầu đau, đầu mắt choáng váng, mắt hoa, hai má hồng, nơi Giáp xa sưng phù, khí nghịch xông lên.
Mửa khan, họng khô, cổ đau hoặc trong họng như có hạt gì không khạc ra được, nuốt cũng không xuống, trong ngực bồn chồn, sưng trước ngực và eo lưng đau, hư phù tiết tả, ăn uống không tiêu, ho ra nhiều đờm dãi, bọt trắng, miệng khô, lưỡi có rêu, đổ máu mũi, di tinh, nước tiểu vàng, gắt, ngắn, đỏ; nặng lắm mà thành lâm trọc, thích ăn đồ nóng, ưa ấm ghét lạnh, nhiều mồ hôi, đàn bà kinh bế, huyết ít, hễ thủy suy thì hỏa thịnh mà các chứng nổi lên.
TRỊ LIỆU:
Phần âm của tiên thiên hư thì bổ thận thủy, dùng những loại thuốc Địa hoàng, Sơn thù, Mạch môn, Ngũ vị,nhất thiết phải kiêng thuốc thấm lợi vì chân thủy suy thì tướng hỏa bốc bậy lên.
Kinh nói: ¿Thủy không đủ thì nhân đó mà thấy hỏa có thừa¿. Lại nói: ¿âm hư thì dương lấn sang¿. Lại nói: ¿Dùng thuốc hàn lương chữa mà không làm mát được là tại vì không có thủy¿. (Đó là lấy thuốc hàn để chữa bệnh nhiệt mà nhiệt không lui). Lại nói: ¿Uống các vị thuốc hàn mà cứ nhiệt thì phải trách ở phần âm¿. (Đây là lấy thuốc hàn chữa bệnh nhiệt mà nhiệt không khỏi, không phải là hỏa có thừa mà là âm không đủ, âm không đủ thì hỏa găng thịnh nên trách ở âm, chỉ bổ âm thì dương tự lui cho nên bảo rằng phải tìm xem thuộc về loại bệnh nào).
Phương thư nói: ¿âm hư không có thể thu liễm được dương, nên dưỡng âm để làm cho dương lui¿. (Đại để chứng thủy suy hỏa động đều do say đắm sắc dục làm hao tổn chân âm, dương không phụ thuộc vào đâu, vì thế mà bốc vượt lên trán). Ấy là ý nghĩa hỏa không kiềm giữ thì phát lên, lâu thì dương lẻ loi không thể vượng được một mình, hỏa không gốc thì không thể cháy sáng được lâu.
Cho nên bảo rằng tráng hỏa làm hao mất khí. Khí hư thì dương lấn lên, phải điều bổ mạnh để ngăn ngừa cái thế trống không bốc lên, cho nên nói âm hư quá thì nên bổ âm để sánh kịp với dương, khiến cho âm tha hóa theo dương. Nên uống bài Lục vị hoàn làm mạnh phần thủy để trấn áp phần hỏa (Hỏa có thừa thì thủy không đủ, không dám khử hỏa chút nào, chỉ bổ thủy để sánh với hỏa, nên bảo rằng tư âm giáng hỏa, khiến cho thủy có sức, thì hỏa không thể đi càn bậy, đó tức là bổ thủy mà hỏa tự rút xuống).
Nếu trong hư ghét thực, thì gia Tri mẫu, Hoàng bá đem sao để tạm ức chế sức thiêu đốt mạnh của hỏa, nếu thủy hư quá thì gia Mạch môn, Ngũ vị để bồi bồ nguồn thủy, gia Ngưu tất để thu liễm hỏa bốc lại, nếu kèm cả chứng can hỏa cháy tợn thì gia vị Bạch thược, Sài hồ để dẹp nó.
TIÊN THIÊN CHÂN HỎA
MẠCH, HÌNH, CHỨNG, TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI SỰ HƯ THỰC CỦA TIÊN THIÊN CHÂN HỎA.
Chân hỏa, chân dương (tức huyệt trắng bên hữu, là hỏa vô hình).
THỰC:
Mạch: Hai bộ xích quân bình, sáu bộ có thần.
HÌNH:
Xương thịt cân đối, gân xương cứng cáp, tiếng nói du dương, nhan sắc đen sáng.
CHỨNG :
Miệng khô hoặc khát, cổ đau, gân xương cứng cáp, tiếng nói du dương của mệnh môn là căn bản của sinh mệnh của con người, hỏa đã đầy đủ thì âm thăng bằng dương kín đáo, tinh thần mới yên ổn, thì bệnh còn vào đâu được, không cần phải dùng thuốc.
HƯ:
Mạch : 6 mạch vi nhược, hữu xích vô lực, hoặc trì nhuyễn hoặc trầm tế mà muốn tuyệt, không bằng mạch tả xích hơi mạnh hơn.
HÌNH :
Thần khí kém, sắc da đen sạm như khói hoặc thân thể gày còm, trắng bệch, hoặc xanh bợt, tay chân rã rời, tóc râu ngắn vàng, da nhăn nheo lông rụng, thần khí trong con người khô khan, răng khô, lung lay, cử động chậm chạp, hơi thở đoản, tiếng nói khẽ nhỏ, không chịu được gió lạnh, trong bụng thì khiếp sợ đồ sống lạnh, dễ phát đầy, dễ phát tả, hoặc cứ sáng sớm là đi tả, vậy mà còn ham mê sắc dục, chân hỏa hư, can hỏa vượng, nguyên cớ vì can chủ việc sơ tiết cho nên thế.
CHỨNG:
Hầm hập nóng lâu, rất sợ gió lạnh. Kinh nói: ¿Dễ cảm hàn thì chân dương rất hư¿, từ đầu gối trở xuống lạnh hoặc đau nhức, gân cốt không có sức, vùng đan điền không có ấm, ăn không tiêu hóa, hoặc ăn được mà không đói, ỉa chảy không điều độ, mộng di hoạt tinh, choáng váng tự đổ mồ hôi, ngang lưng đau, tai điếc, tiểu tiện bí sáp, nói chung thượng bán thân nhiều chứng giả nhiệt, hạ bán thân nhiều chứng chân hàn, khát mà không thể uống nước được, hoặc không khát, đều rõ là hỏa suy mà thủy thịnh cho nên các chứng phát ra.
TRỊ LIỆU:
Phần dương của tiên thiên hư thì bổ mệnh môn, dùng loại Quế, Phụ, vì chân hỏa suy thì tráng hỏa đi bậy, Kinh nói: tráng hỏa tiêu hao khí, khí yếu mà dương cũng rất hư, nếu bổ dương để sinh âm khiến cho âm theo dương mà lớn lên. Lại nói: ¿Uống thuốc nóng mà không thấy nóng là vì không có hỏa¿. (Đây là dùng thuốc nóng để chữa hàn mà hàn không hết vì không có hỏa).
Lại nói: ¿Dùng thuốc nóng mà cứ hàn thì dương kém¿ (Đây là dùng thuốc nóng để trị bệnh hàn mà hàn không lui là không phải hàn có thừa mà vì dương không đủ, dương khí hư , cho nên bổ phần dương lại, chỉ bổ hỏa ở trong thủy thì âm tự tiêu, cho nên bảo tìm xem thuộc về loại nào, một thủy một hỏa đều tìm ở trong thận), nên dùng Bát vị hoàn thêm nguồn của hỏa để tiêu bớt mây mù trong phần âm (hỏa không đủ vì vậy mà thấy thủy có thừa, cho nên không cần phải tả thủy mà cứ bổ hỏa ở trong thủy).
Nếu như mệnh môn hỏa hư, hư hỏa bốc bậy lên là do chân thủy cũng hư, chứng thể hiện trên thực dưới hư, như thượng bán thân thì phiền khát mặt đỏ, hạ bán thân thì ỉa chảy kéo dài, chân lạnh từ đầu gối trở xuống, cũng nên dùng Bát vị hoàn. Hoặc có người hỏi chứng trước là chân thủy suy, lôi hỏa bốc lên, chứng này là chân hỏa hư mà hư hỏa bồng lên, đều là một chứng giả nhiệt mà một đường thì dùng Lục vị hoàn để mạnh thủy ức chế hỏa, một đường lại dùng Bát vị hoàn để bổ hỏa dẫn hỏa, xử phương khác nhau như vậy là tại sao? Xin trả lời: ¿Đó là phép tìm thủy trong hỏa, tìm hoả trong thủy¿.
BÀN VỀ THỦY HỎA THẦN ĐAN
Xét bài Lục vị, Bát vị, người đời đều cho là thuốc chính để chữa thận mà chỉ một mình tôi thì cho là chữa được tất cả các bệnh, vì sao? Con người lúc mới tượng hình, trước hết sinh hai quả thận, một điểm chân dương trong quả thận tức là bầu thái cực trong nhân thể, là căn bản của sinh mệnh, là gốc của 12 kinh, là nguồn của 5 tạng.
Phàm sự sáng suốt của tâm, điều tiết của phế, quyết đoán của can đởm, vận hóa của tỳ vị, truyền tống của đại tiểu trường, đều là nhờ một điểm khí động của mệnh môn mới làm tròn được chức năng của nó. Sách Y quán ví nó như cái đén kéo quân, lúc bay, lúc liệng, lúc đi, lúc múa, toàn là nhờ ở ngọn đèn dầu, đèn cháy to thì đi nhanh, cháy nhỏ thì đi chậm, đèn tắt thì các máy đều tự ngưng. Cho nên Phương thư nói: ¿Trăm bệnh đều gốc ở thận¿.
Lại nói: ¿Năm tạng bị bệnh rốt cục tất dồn về thận¿. Lại nói: ¿Bệnh nhẹ là do khí huyết thiên lệch, bệnh nặng là do thủy hỏa tác hại¿. Lại nói: ¿Lấp đầy chỗ trống rỗng là khí huyết, hóa sinh ra khí huyết là thủy hỏa. Lấy đó mà xem, mọi bệnh sinh ra vốn do hư đưa tới, mà hư đưa tới là vốn từ thận¿. Kinh nói: ¿Gặp chứng hư thì gìn giữ ngay thận tạng để bồi dưỡng sinh mạng¿.
Cho nên chữa bệnh lâu, bệnh nặng nên chú ý đến thận hơn. Lại như kinh nói: ¿Biết được cái cốt yếu thì nói một lời là hiểu hết¿. Chân âm chân dương thực là yếu lĩnh của trăm bệnh. Tiên sư nói: ¿Đem phép chữa một bệnh suy rộng ra có thể chữa được trăm bệnh, phép chữa trăm bệnh rút cục căn bản cũng như chữa một bệnh, vì nét mặt của muôn người tuy có khác nhau mà tạng phủ âm dương thì y như một, danh mục của trăm bệnh tuy có khác nhau, nhưng không vượt ngoài khí huyết hư thực¿.
Tôi chữa bệnh hơn hai mươi năm nay, từng trải qua kinh nghiệm đã lâu, sở đắc càng nhiều, phàm khi chữa ngay được bệnh nguy hiểm khó khăn, chỗ khác mọi người là chỉ bằng ở tác dụng khéo léo về hai khiếu âm dương, hai phương thủy hỏa mà trọng dụng được bài Lục, Bát vị. Phương thư nói: ¿Thầy thuốc không hiểu chân tướng của Thái cực, không nghiên cứu sự diệu dụng của thủy hỏa vô hình mà không trọng dụng được hai bài Lục, Bát vị thì nghề thuốc còn thiếu hơn một nửa¿. Hơn một nửa chỉ còn là lời quở phạt, chứ theo ý tôi làm thuốc chỉ biết chăm chú về khí huyết, lấp chỗ rỗng, bổ chỗ hao, khư khư ở bài Tứ vật, Tứ quân, tuyệt nhiên không biết thủy hỏa ở chỗ nào, sợ Thục địa nê trệ, Nhục quế nóng, Đại Phụ tử mạnh mà không dám bạo gan dùng nhiều, đó là hàng thầy thuốc tầm thường, đừng hòng nói đến nghề thuốc nữa
BÀN VỀ HẬU THIÊN
Xem đó thời biết rằng: Cơm nước vào Vỵ, thấm nhuần ra sáu Phủ mà sinh ra khí; điều hòa với Năm Tạng mà sinh ra huyết, giải ra tứ chi, sung dưỡng cho cơ bắp toàn thân, con người nhờ đó mà sinh sống.
Gốc của Hậu thiên là Tỳ Vỵ, ¿Thổ¿ là mẹ của muôn vật, cho nên nói ¿Tỳ Vỵ khôn nguyên¿ của thân thể con người, muôn vật nhờ đó mà sinh ra (muôn vật đều do thổ sản xuất, Kim nhờ Thổ mà sinh, Mộc nhờ Thổ mà lớn, Hỏa nhờ Thổ mà không bốc, Thủy nhờ Thổ mà có chỗ chứa... Cho nên có câu nói: ¿Năm hành đều thông thuộc về thổ, muôn vật đều quay trở về Tỳ¿.
Kinh nói: ¿... thức ăn vào với Vỵ, trút tinh ở can, dồn khí vào gân (gân thuộc Can); trọc khí quy về Tâm, dồn tinh tới mạch; mạch khí chảy vào các Kinh, khí ở các kinh lại dồn lên Phế - Thức uống vào Vỵ, tinh khí đưa lên Tỳ, Tỳ khí lại dồn lên Phế; Phế chủ về việc trị tiết thông lợi và điều hòa thủy đạo; Phế là một cơ quan có công năng tham dự mọi sự tuần hoàn của huyết dịch, dồn tinh khí ra ngoài bì mao, tinh khí của Phế Kim lại dồn cả vào Phủ, dẫn xuống bàng quang; cái tinh khí của chất nước rải khắp ngũ tạng hợp với bốn mùa và năm Tạng và khuôn phép của âm Dương, cứ thường xuyên như vậy...¿.
Xem đó thời biết rằng: Cơm nước vào Vỵ, thấm nhuần ra sáu Phủ mà sinh ra khí; điều hòa với Năm Tạng mà sinh ra huyết, giải ra tứ chi, sung dưỡng cho cơ bắp toàn thân, con người nhờ đó mà sinh sống.
Vỵ, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang và Tam tiêu, năm cơ quan đó đều do thiên khí sinh ra (tất cả mười một Tạng đều nhờ sự quyết đoán của Đởm, cho nên Đởm khí thăng lên thời các tạng kia đều theo, không thăng lên thời sẽ biến thành chứng Xôn tiết, Trường tịch (kiết lỵ); Trời nuôi người bằng năm khí, Đất nuôi người bằng năm vị, vị chứa ở trong Vỵ để nuôi năm khí, nếu khí sai lệch, hình khó lòng sống. Xem đó thời biết các bệnh tật phần nhiều do Tỳ, Vỵ sinh ra là rất đúng. Khí theo thể tượng với trời cho nên tả mà không tàng.
Phàm chín khiếu ở con người, đều do Năm tạng làm chủ. Năm tạng đều phải nhờ Vỵ khí mới thông lợi được. Xem những người vô bệnh, khi uống ăn vào Vỵ, theo ¿Dương đạo¿ trước (Vỵ thuộc Mậu là Dương thổ), dương khí thăng phù, tán ra bì phu, dồn lên đầu gáy, chín khiếu sẽ do đó mà thông lợi. Những người có bệnh sau khi uống ăn vào Vỵ theo ¿âm đạo¿ trước (Tỳ thuộc Kỷ là âm thổ) âm khí chìm xuống, có cảm giác như đã tới ngay dưới rốn, mà muốn đi tiểu ngay (Tỳ Vỵ mắc bệnh thời ngay chỗ rốn có động khí, sủi lên xèo xèo, ấn tay vào rắn chắc hoặc đau, đó là do tinh khí không trở về Tỳ, không dẫn lên Phế, khiến cho tâm hỏa bốc lên, sinh ra chứng miệng ráo họng khô, m khí quá thịnh mà sinh ra); Giữa rốn có động khí, ấn tay vào đau, vì vậy nên chín khiếu không lợi (Lý Đông Viên nói: Vỵ là bộ phận cương (cứng) của Tỳ; Tỳ là bộ phận nhu (mềm) của Vỵ; uống ăn không dè dặt thời Vỵ mắc bệnh trước, Tỳ không còn bẩm thụ vào đâu được nên cũng mắc bệnh sau; Làm lụng mệt nhọc thì Tỳ mắc bệnh trước, không hành khí cho Vỵ được, nên Vỵ cũng mắc bệnh sau. Nhưng Tỳ Vỵ là cái bể của mười hai Kinh, nó đã bị hư, thời bệnh của mười hai kinh lần lượt xuất hiện cho nên nói: Trăm bệnh đều do Tỳ Vỵ sinh ra).
Kinh nói: ¿... âm tinh dâng lên thì con người sẽ sống lâu, Dương tinh giáng xuống thì con người sẽ chết yểu...¿ (Tỳ Vỵ đã hòa, cốc khi dẫn lên để bổ ích cho Tâm Phế, như khí hậu của hai mùa Xuân Hạ nên con người được sống lâu. Dương khí rất ghét sự khó nhọc, thuận theo nó thời bền; Tỳ Vỵ không hòa, cốc khí dẫn xuống là trái đường sẽ dần dần gây nên chứng hậu Can, Thận suy yếu và khí nghịch, ví cũng như khí hậu của hai mùa Thu Đông nên con người chết yểu).
Trong thân người, Vỵ chủ thu nạp, Tỳ coi việc vận hóa, nhưng Vỵ Dương chủ khí, Tỳ âm chủ huyết (Vỵ là nguồn của Vệ, Tỳ là gốc của Vinh. Vinh sản xuất từ Trung tiêu; Vệ sản xuất từ Hạ tiêu, Tỳ là Khôn, thổ, chủ tĩnh, thuộc âm, Vỵ là Cấn thổ, chủ động thuộc Dương; Lấy vị cay để giúp ích cho Vệ, lấy vị ngọt để bổ sung cho Vinh thời Tỳ khỏe), sao người đời chữa Tỳ Vỵ không chia Âm Dương, Khí Huyết, chỉ dùng bừa bãi những bài khí vị tân ôn, táo nhiệt, làm cho trợ hỏa và tiêu âm (Tỳ Vỵ là mẹ của hết thảy các cơ quan, khi uống thuốc, phải vào Vỵ trước rồi sau mới phân tán đi các kinh; vậy mà lắm người lại coi nhẹ, có những người muốn chóng thu được công hiệu, sớm đào tối mận, lúc bổ lúc công, đương hàn lại nhiệt, không có định kiến, thuốc viên, thuốc nước cho uống dồn dập; đem Tỳ Vỵ biến thành bãi chiến trường, do đó các chứng bệnh mới mọc lên như nấm, thật là ¿chữa giả hóa mù!¿.
Thảng hoặc cũng có người biết nghĩ đến Tỳ Vỵ đôi chút, nhưng lại chỉ lấy những phương ¿táo thổ lợi thấp¿ làm chủ, họ viện câu ¿thổ ưa táo mà ghét thấp¿ rồi dùng toàn các vị ¿hương táo¿ để điều trị. Có biết đâu rằng sau khi các vị đó vào tới Vỵ, nó sẽ làm hao mất chân nguyên và chân âm... tuy không dữ lắm, nhưng bệnh nhân cũng đã ngấm ngầm rồi.
Kinh nói: ¿...Chỉnh lý Tỳ Vỵ cần điều tiết uống ăn và thích ứng ấm lạnh...¿. Suy đó, ta lại có thể cứ dùng bừa thuốc khắc phạt được sao? Khiến cho khí mát mẻ êm dịu biến thành táo nhiệt, Vỵ quản khô ráo (thổ thái quá sẽ biến thành loại thổ cứng rắn nứt nẻ). Đại trường bị rít và kết rắn. Tỳ tạng dần dần bị tuyệt mà chết. Sao không nghĩ: Thổ tuy ghét thấp và ưa táo, nhưng thổ vốn hàm có cái tính chất (mềm mại) phải nhờ đến sự ¿ôn nhuận¿ mới có thể hóa sinh được muôn vật, có lẽ nào lại chuyên dùng những loại thuốc tân nhiệt được?
Lại như: Thận khai khiếu ra ở hai đường ¿Tiền, Hậu âm¿. Thận khí suy yếu thời không thể ngấu nhừ cơm nước. Người đời hễ gặp chứng Tiết tả là một mực dùng các vị Sâm Truật để bổ, có biết đâu Sâm Truật là một loại thuốc bổ về Dương khí ở trung châu, chứ bổ thế nào được cơ quan chí âm chủ về tác dụng bế tàng (tức Thận)?
Vỵ thuộc Thổ mà Thận thuộc Thủy, trong khi thận phát sinh chứng tả mà dùng thuốc bổ Tỳ thời Thổ càng thắng mà Thủy càng suy! Phương chi cái hỏa ¿nhất dương¿ nếu không có cái tác dụng của ¿nhị âm¿ để thu liễm lại, thời ở yên dưới trôn nồi sao được để phát triển cái nhiệm vụ làm ngấu nhừ cơm nước? (Người đời chỉ biết Bạch truật có công dụng khai Vỵ kiện Tỳ; nhưng không biết Địa hoàng sản xuất ở trung châu, thu hút được thổ khí rất nhiều, ¿Hoàng¿ là màu sắc của thổ, ta cứ do cái tên đó mà nghĩ đến cái nghĩa của nó, đủ biết rằng nó chính là một vị thuốc làm cho mạnh Tỳ khỏe Vỵ).
Vả chăng Tỳ Vỵ đều khỏe thì ăn ngon mà béo; Tỳ Vỵ đều yếu thì ăn kém mà gày (cũng có người ăn nhiều mà gầy, là do trong Vỵ có ẩn nấp hỏa tà; có thuyết nói: huyết thực khí hư thời dễ béo; khí thực huyết hư thời hay gầy, mà điểm trọng yếu nhất là phải bổ Thiếu hỏa, Thiếu hỏa chính là đứng đầu chủ khí, bổ như vậy tức là phương pháp bổ mẹ).
Tỳ vừa có cái tính chất ¿khôn nhuận¿, lại có cái tác dụng ¿càn kiện¿, nếu Khôn đức bị sút thời nên bổ Thổ cho nó khỏi thũng thấp, Càn kiện hơi kém thì nên ích hỏa cho nó lại chuyển thâu... Đó là do Thổ mạnh thời việc xuất nạp được dễ dàng, Hỏa mạnh thời việc chuyển vận được nhanh chóng. Hết thảy khí huyết tinh thần và tân dịch, gân xươn, Tạng phủ cùng các bộ phận khác trong thân thể đều phải bẩm thụ ở Vỵ... Vì vậy, Vỵ mới là cái nguồn gốc của sự sinh hóa và xứng với cái danh hiệu là Hậu thiên.
Tỳ Vỵ sở dĩ vận hóa được, chính là nhờ hai khí thủy, hỏa chứ không phải là tự Tỳ Vỵ có thể làm được. Hỏa thịnh thời Tỳ, Vỵ táo; Thủy thịnh thời Tỳ Vỵ thấp (Thiên vận có thủy hỏa mới sinh được ra muôn vật, nhưng không thể lệch về một bên nào, hạn hán thì vật không thể sinh ra được mà lũ lụt vật cũng không sinh ra được cho nên đã lấy dương quang để soi sáng, phải lấy mưa móc để thấm nhuần. Thủy hỏa có quân bình, muôn vật mới dễ sinh) đều không thể sinh được mọi vật, mà chỉ sinh ra tật bệnh.
Thí dụ như chứng tiêu khát là do hỏa ¿lấn lên¿ mà thủy không thể chế được hỏa; Chứng thủy thũng, là do thủy trội hẳn lên mà hỏa không hóa được thủy. Xem đó thời biết thủy hỏa trong con người vốn tự quân bình, nếu bị lệch về bên sẽ mắc bệnh ngay, chẳng qua chỉ là cái lẽ ¿bên nọ nặng thì bên kia nhẹ¿ đó thôi. Hỏa nhiều hơn thì phải bổ thủy để cho ngang với hỏa, thủy nhiều hơn thời phải bổ hỏa, đều là bổ sung vào chỗ thiếu cho được quân bình, chứ không phải gạt bỏ thủy và hỏa đâu.
Đã đành chữa tạp bệnh, nhiệm vụ trọng yếu là phải trông vào Tỳ Vỵ, nhưng cũng có khi dùng thuốc giúp Vỵ rồi mà bệnh nhân vẫn không thấy ăn ngon là vì không biết dùng phương pháp bổ ngay từ mẹ nó, Ví như người không thiết uống ăn, là do Dương minh Vỵ thổ mắc bệnh, cần phải bổ Thiếu âm quân hỏa, nên dùng Quy tỳ thang (đó là bổ hỏa để sinh thổ). Lại như người ăn được mà tiêu hóa kém là do Tỳ thổ mắc bệnh, cần phải bổ vào Tướng hỏa, nên dùng Bát vị hoàn (đó là bổ Thận hỏa để sinh Tỳ thổ).
Trên đây là những phương pháp ¿bổ hỏa¿ kiêm ¿tư thủy¿ rất tài tình, bởi vì nếu thủy không có thổ thời dựa vào đâu để phát sinh? Thổ không có thủy thời khô ráo, còn sinh vật sao được? Cho nên có Thổ mới gây nên được cái tính chất mềm nhuận của thổ, và có Thủy mới gây nên được cái công năng sinh hóa của thổ... Thủy với Thổ phải cần giúp ích lẫn nhau, do đó Tỳ mới gọi là ¿Thái âm Thấp thổ¿, chứng tỏ rằng phải nhờ thủy mới phát triển được công dụng (cho nên mới có thuyết: bổ Tỳ khôngbằng bổ Thận là vì thế). Cho nên sau khi đã bổ Thận hỏa để cho sinh Thổ, lại càng cần phải bổ Thận thủy để cho thấm nhuần cho thổ, ví cũng như trời không mưa, đất mất ướt át, thời không sao hóa sinh được muôn vật nữa.
Phương pháp thực thời tả con: đó là Tỳ Vỵ có cái họa tích tụ đã lâu (Tỳ thực), nguyên khí chưa suy, tà khí đương mạnh, nên dùng những loại thuốc ¿phá khí¿ để tả Phế kim là một Tạng chủ khí (Phế là con của Tỳ). Nếu hư mà lại dùng thuốc khắc phạt, thời lại càng hư, đã hư lại kiêm hàn sẽ làm lấp mất nguồn sinh hóa. Tỳ khí sao bị hại mà tuyệt cốc, còn sống sao được?
Đời hoặc có người cho Sâm Phụ là nê trệ mà không dám dùng. Nhưng không biết Kinh đã nói: ¿...hư thời làm cho bổ, lao thời nên làm cho ấm...¿. Lại nói: ¿Tắc nhân tắc dụng...¿. Sách lại nói: ¿...bệnh Tỳ Vỵ nếu thực thời dùng Chỉ thực, Hoàng liên để tả, nếu hư thời dùng Trần bì, Bạch truật để bổ...¿. Lại nói: ¿...thực hỏa cần phải tả, dùng những vị như Hoàng cầm, Hoàng liên, hư hỏa cần phải bổ, dùng những vị như Nhân sâm, Hoàng kỳ...¿. Lại như người mới bị tổn thương về ăn uống nghẽn lại biến thành thấp nhiệt, lúc đó nguyên khí còn chưa bại, nên tạm dùng Hoàng liên, Sơn tra, Thần khúc, nhưng Thổ ưa ấm, ghét lạnh (Tỳ ưa ráo, ghét thấp, Vỵ ưa thấp, ghét ráo. Vỵ muốn uống nước lạnh, ghét nóng. Thường muốn uống nước nóng, ghét lạnh) nếu uống quá nhiều thời Tỳ âm càng yếu mà việc chuyển hóa thêm khó khăn. Đến như bệnh mắc đã hơi lâu, nguyên khí tất bị hư. Dương khí không đầy đủ, âm hàn làm hại, nếu lại dùng Hoàng liên, có khác chi người đã bị sa xuống giếng lại lấy đá lấp thêm?
Kinh nói: ¿...uống ăn nhọc mệt làm tổn thương đến Tỳ, Vỵ, bắt đầu phát sinh chứng ¿Nhiệt trung¿, cuối cùng thành chứng ¿Hàn trung¿. Vậy thời trước nên dùng phương pháp thanh nhiệt, sau hãy dùng phương pháp ôn dương, thật là rõ ràng, có phải không có lần lượt trước sau đâu?
Cho nên phàm do sự ăn uống không đều, làm lụng nghỉ ngơi trái lẽ, thời Vỵ sẽ mắc bệnh, sinh ra đoản hơi, tinh thần sút kém và nóng dữ, nên dùng loại thuốc ¿cam ôn¿ để điều trị. Những người làm lụng nhọc mệt thời Tỳ sẽ mắc bệnh, sinh ra mỏi mệt chỉ muốn nằm, tay chân bủn rủn, nên dùng loại thuốc điều bổ cho khỏe. Lại như người sắc mặt trắng bệch, gày còm, yếu ớt, đau bụng, hơi trong miệng thở ra lạnh, không thiết uống ăn và thường ứa ra nước trong, đó là do vị khí hư hàn nên dùng phương pháp ¿Noãn Vỵ phù Tỳ¿. Cho nên ¿...Vỵ hư thường phát sinh những chứng nôn ọe, biếng ăn; Vỵ nhiệt thường phát sinh những chứng bĩ mãn và nóng trong¿.
BÀN VỀ KHÍ HUYẾT
Phế là cơ quan chủ khí, Thận là cơ quan chứa khí; vì vậy nên khí xuất phát từ Phế mà lại thu nạp về Thận. Tâm là cơ quan chủ huyết, Can lại là cơ quan tàng chứa huyết; vì vậy nên huyết xuất phát từ Tâm mà lại thu nạp về Can.
Trong thân con người có Tôn khí (Mệnh môn hỏa), Doanh khí, Vệ khí (Tôn khí là nguồn chính của nguyên khí, tức là Đại khí phát sinh tại Đan điền thuộc tiên thiên, thứ khí nổi ra ở bên ngoài không đi theo vào Kinh là Vệ khí, nó có tác dụng gìn giữ nơi ¿biểu¿, ngăn ngừa bên ngoài, vận hành mạnh mẽ Dương khí ở khắp thân thể. Thứ ¿thanh khí¿ vận hành ở trong kinh gọi là Doanh khí, giữ gìn bộ phận Doanh, bền chặt bên trong tức là một thứ Dương khí căn bản.
Trong khoảng trời đất, chỉ có khí là có tác dụng thăng giáng; còn ¿thủy¿ thời phải theo khí để đi. Sách nói: ¿...trời bọc ngoài nước, nước trôi trên đất. Cái khí ¿nhất nguyên¿ thăng giáng ở trong khoảng thái hư, trong thân con người cũng lấy khí làm chủ, còn huyết thời cũng như thủy, không thể nhận huyết làm Doanh khí được...¿. Linh Khu cũng nói: ¿...Doanh lại hóa huyết để nuôi dưỡng sự sống...¿. Như vậy thời chỉ có Doanh khí mới hóa được huyết, sao lại có thể bảo huyết là Doanh được?).
Nguyên khí, Trung khí, Cốc khí, Thanh khí, Chân khí, Dương khí, khí êm hòa, khí xuân thăng, v.v... đều là cái biệt danh của Vỵ khí cả (con người nhờ cái khí của thủy cốc để sống, cái tên Nguyên khí, chính là một thứ ¿tinh¿ ở trong con người, chỉ có Vỵ khí mới đủ thấm nhuần nó. Xem chữ Tinh (精) một bên là chữ Mễ (米), một bên là chữ Thanh (青) thời đủ biết cái ¿tinh¿ là do cái khí trong sạch (thanh) của cơm nước sinh ra.
Tiêu hóa chuyển vận là nhờ nguyên khí, sinh ra khí huyết nhờ sự uống ăn, ở con người từ khí Tam tiêu và mạch của năm Tạng sáu Phủ đều khơi nguồn từ Vỵ, cho nên một khi Vỵ mắc bệnh, thời nguyên khí ở mười hai kinh lạc đều kém, tân dịch không lưu hành nữa, tay chân và các cơ quan khác đều mất sự che chở, chín khiếu cũng do đó mà không thông, mọi tật bệnh sẽ lần lượt phát sinh. Cho nên về phương pháp trị bệnh, bao giờ cũng chú trọng vào Tỳ Vỵ, nhất là đối với hai loại Nội Ngoại thương cần phải chú ý bổ Tỳ.
Phàm hiểu biết phương pháp chữa Tỳ Vỵ, nên yêu tiếc khí, khí đã mạnh thời thăng giáng đúng mức, nếu khí yếu thời bị ngưng trệ ngay. Bởi Tỳ Vỵ một khi bị thương, trung khí sẽ không đầy đủ, cốc khí không vận hành được để nuôi Tâm Phế, lại dồn xuống lấn vào Can Thận, sẽ là cái mầm mống gây nên các chứng Nuy, Quyết và Nghịch. Thận bị thấp của Tỳ làm vít lấp ở dưới, m hỏa ở Thận sẽ thừa hư xông lên Tâm Phế, mà Tôn khí bao giờ cũng vẫn ở địa vị chủ tể. Đến khi mắc bệnh, thời sẽ biến ra các chứng lãnh khí, trệ khí, thượng khí, nghịch khí và khí hư, v.v...
Kinh nói: ¿...Các tạng phần uất đều thuộc Phế...¿ và ¿...Giận thời khí dồn lên; mừng thời khí chậm chạp; thương (bi) thời khí tiêu tan; sợ thời khí dồn xuống; hàn thời khí thu lại; nhiệt thời khí tiết ra; kinh (khiếp) thời khí rối loạn; lao (nhọc) thời khí hao mòn; nghĩ thời khí kết lại...¿. Tuy chín khí không giống nhau, nhưng các tật bệnh phần nhiều phát sinh bởi nó.
Con người sở dĩ sống, chỉ nhờ thứ khí đó thôi. Nó phát nguyên từ Trung tiêu và tập trung lên cả Phế, ngoài gìn giữ nơi biểu, trong dẫn đi phần lý, chu lưu khắp thân thể, lên xuống trong phút chốc, thăng giáng suốt ngày đêm, có làm hại người bao giờ đâu. Đến khi bảy tình dồn ép, năm chí làm bừa, trái ngược mất thường, khiến cho thứ trong hóa đục, đường đi phải ngừng, ngoài biểu mất sự gìn giữ mà không hòa, trong lý mất sự doanh vận mà không thuận, khí vốn thuộc về Dương, tới lúc thiên thắng thời biến thành hỏa. Lưu Hà Gian nói: ¿...Năm chí quá mức đều là hỏa...¿. Đan Khê cũng nói: ¿...Khí có thừa sẽ thành hỏa...¿ đều là lẽ đó.
¿Vinh¿ là chất tinh ba của thủy cốc, nó điều hòa ở năm Tạng, thấm nhuần tới sáu Phủ, bấy giờ mới thu vào các mạch, sinh hóa ra từ Tỳ. Thống suất vốn từ Tâm, tàng chứa ở Can, phân phối nhờ Phế, thị tiết bởi Thận, rồi phân chia ra khắp kinh lạc để nuôi nấng các bộ phận trong con người.
Cho nên mắt nhờ huyết mới trông được, tai nhờ huyết mới nghe được, ngón tay nhờ huyết mới cầm được, bàn tay nhờ huyết mới nắm được, chân nhờ huyết mới đi được, các Tạng nhờ huyết mới thu rút lại được, các Phủ nhờ huyết mới tiết được...
Tóm lại, do sự ra, vào, thăng, giáng, nhu nhuận, tuyên thông, lọc lấy chất nước cốt rồi biến ra sắc đỏ mà thành huyết. Huyết rót trong mạch, nếu đầy thời là thực, nếu ít thời sẽ sít lại. Nó thịnh vượng thời các kinh nhờ để nuôi nấng, suy yếu thời các mạch sẽ thành rỗng không; chạy càn lên trên thời thành chứng thổ huyết và nục huyết, chạy bậy xuống dưới thời thành chứng đại tiện ra huyết (trường phong); khô cạn ở bên trong thời thành hư hao, khô khan ở bên ngoài thời thành gầy còm; dồn nhiệt xuống Bàng quang thời thành chứng tiểu tiện ra huyết; âm hư Dương lấn thời thành chứng băng huyết; khí thấp nung nấu, khí nhiệt ứ đọng thời thành kiết lỵ; ¿hỏa cực tợ thủy¿ thời sắc phần nhiều đỏ sẫm; nhiệt thắng hơn âm thời phát sinh mụn lở; thấp khí ngưng trệ trong huyết phận thời thành chứng n chẩn (mày đay tịt cục), sút huyết ở bộ phận trên thời thành chứng chóng quên; Sút huyết ở bộ phận dưới thời như người rồ; tụ đọng lại ở bì phu thời thành chứng lạnh và tê đau; bị ngã hoặc vấp ngã tổn thương thời huyết ứ tụ lại ở bên trong... Đó đều là do âm khí bị thương mới biến ra nhiều chứng như vậy.
Huyết là ¿Vinh¿, tinh khí của thủy cốc. Vinh vận hành ở trong mạch, có ý nghĩa làm cho tươi tốt. Khí là ¿Vệ¿ khí mạnh của thủy cốc. Vệ dẫn đi ngoài mạch, có ý nghĩa là gìn giữ hộ vệ, hai khí Vinh, Vệ lưu hành không ngừng thời còn khí nào sinh ra tật bệnh; một khi nó bị nghẽn tắc, thời mọi bệnh sinh ra ngay. Cho nên huyết cần phải ¿dưỡng¿ mà khí cần phải ¿ôn¿.
Tâm chủ huyết mà Can nơi tàng huyết; Phế chủ khí mà Thận là nơi tàng khí. Người ta chỉ biết huyết phát ở Tâm mà không biết huyết chứa về Can; chỉ biết khí phát ở Phế mà không biết khí nạp về Thận, do đó khi dùng thuốc mới thường xảy ra tình trạng ¿đầu Ngô mình Sở¿!
Sách nói: ¿... huyết ví như nước, khí ví như gió¿. Gió lướt đi ở trên mặt nước, có các hiện tượng như khí huyết. Khí là ¿tướng soái¿ của huyết, khí vận hành thời huyết cũng vận hành, khí ngừng lại thời huyết cũng ngừng; khí ấm thời huyết trơn chảy, khí lạnh thời huyết ngừng. Bệnh phát sinh ra ở huyết, điều trị khí có thể làm cho thuyên giảm, nếu bệnh phát sinh ở khí mà cứ khu khu điều huyết thời không ăn thua gì.
Còn như huyết bị ứ đọng ở các kinh, làm vít lấp đường lối, thời phải trừ bỏ ứ huyết ấy trước rồi điều huyết sau. Tuy nhiên, bài thuốc ¿điều khí¿ dùng để ¿điều huyết¿ thời được cả hai mặt, còn những bài thuốc điều huyết mà đem điều khí thời lại sai trái. Đó là bởi không có Dương thời m không sinh ra được. Suy đó thời biết khí dược có công năng sinh ra huyết, huyết dược thời không có công năng giúp ích cho khí, tức là cái nghĩa Dương có thể kiêm được m mà m thời không kiêm được Dương. Thí dụ những loại thuốc như Mộc hương, Quan quế, Tế tân, Hậu phác, Ô dước, Hương phụ, Tam lăng, Nga truật, v.v... dùng để trị khí cũng được mà trị huyết cũng được; còn như Đương quy, Địa hoàng đem mà chữa vào huyết chứng thời đúng, nhưng cái tính nê trệ của nó rất dễ làm sa sút Vị khí, Vị khí sa sút thời khí của năm Tạng sáu Phủ cũng cập lụy mà sa sút theo, cho nên người biết dùng thuốc tất phải hợp các vị thuốc có tính chất giúp ích cho Vị khí. Sách nói: ¿... phương pháp bổ huyết thường nhờ các vị bổ Vị mới thu được kết quả...¿ chính là nghĩa đó.
LUẬN VỀ HẬU THIÊN ÂM HUYẾT
Không sốt mà ớn lạnh (bệnh phát sinh tại Âm và Lý) sớm nhẹ, tối nặng (vì âm thực, gặp âm thời mạnh;
ÂM
Nói về THỰC
Mạch Không phù, không Trầm, hòa hoãn có thần, chủ yếu là bộ Quan và bộ Thốn bên tả.
Hình
Ngoài da mát lạnh, dù mùa nóng nực cũng không lúc nào rời mền áo, uống ăn phải thức mát lạnh thời đau bụng đi tả ngay, các vị Sâm, Truật, Khương, Phụ có thể uống luôn được, một khi đụng đến việc buồng the là đã mỏi mệt rên rỉ mãi.
CHỨNG:
Không sốt mà ớn lạnh (bệnh phát sinh tại Âm và Lý) sớm nhẹ, tối nặng (vì âm thực, gặp âm thời mạnh;
Nếu lúc sốt lúc không, hoặc ngày đêm không nhất định, đó là chính khí không làm chủ được, khiến cho Âm Dương thắng bại lẫn lộn, không hẳn về mặt nào); phát sinh chứng lạnh ở bên trong (do âm thịnh, âm dồn về âm phận)
PHÉP TRỊ:
Dùng thuốc phát hãn thời khỏi; dùng thuốc hạ thời chết.
Nói về HƯ
Mạch Phù, Sác không có lần lượt nào, hoặc Khâu mà Huyền Cấp.
HÌNH:
Hơi hít vào khó (do âm vi), không ngửa lên được (vì bệnh thuộc âm).
CHỨNG:
Phát sinh chứng nóng trong (nội nhiệt ¿ âm vốn hàn, nhưng âm hư thời Dương lấn lên. Kinh nói: Nhiệt thời thương âm)trước nhiệt thời sau hàn (do âm không đầy đủ)ban ngày thời hàn, ban đêm thời nhiệt (do âm hư hỏa động) hư nhiệt, hai gò má đỏ (do âm hư ở dưới, dồn Dương lên trên)lòng bàn chân nóng như đốt (do hư hỏa đốt cháy âm phận).
Nhiệt huyết (do âm khí suy ở dưới) Khí không giáng xuống được sinh ra Nấc cụt,tay chân co quắp (do âm cấp)tại khoảng rốn có động khí (chứng chân âm hư, rất kỵ Bạch truật) bệnh thế phát sinh chậm, thời giảm bớt cũng chậm (đó là chính thức âm bệnh)thường là khi lên cơn vào buổi sớm, về đêm thì yên (do âm hư nên ưa được âm giúp, nếu do thực tà làm hại thời trái lại); nửa đêm mắc bệnh, đúng trưa thì khỏi (bệnh do âm không hòa, gặp được Dương thời hòa)
PHÉP TRỊ
Chứng Hậu thiên âm hư, nên bổ Tâm, Can. Phàm hậu thiên âm hư phát sốt, đều nên dùng các bài Quy tỳ, Dưỡng vinh, v.v...
HUYẾT
Nói về THỰC
Mạch bộ Quan và Thốn bên tả có lực, bộ Quan bên hữu hòa hoãn có
thần.
HÌNH:
Tóc rậm, nhuận và bóng láng, tiếng nói to có vang; thân thể mập mạp; gân xương rắn chắc; mắt sáng, nhớ lâu.
CHỨNG:
Phần nhiều là thực nhiệt, đổ máu mũi, uống nước nhiều, đau chỉ nhất định một chỗ (đó là đau bởi huyết, huyết thực thời ứ đọng, vừa rắn vừa đau).
Nói về HƯ
Mạch Quan, Thốn bộ bên tả không có lực, hoặc Khâu hoặc Sác.
HÌNH:
Gầy còm và đen; da xám xịt hoặc vàng úa; hoặc mặt tái xanh không có sắc huyết; tóc khô vàng, móng tay khô trắng tính nóng nảy hay nổi giận,hay khát mà không uống mấy (Sách nói: ¿chứng thuộc về huyết thì không hay uống nước¿; lấy cớ rằng bệnh phát sinh ở hạ tiêu huyết phận; nhưng huyết cũng là thủy, thủy đã kém thời lẽ tất nhiên phải có khát) hoặc phiền khát, uống vặt luôn, không đi lâu, trông lâu, ngồi lâu, đứng lâu được,ưa ăn đồ chua, đại tiện táo bón; trong mình có nơi bị tê liệt (các nơi bị đau đều ưa đấm bóp).
CHỨNG:
Phần nhiều nóng âm hầm hập, chóng mặt, mắt mờ, nhức đầu, mình mẩy nặng nề, các khớp xương đau nhức, vọp bẻ, da thịt tê dại (bởi huyết hư); khí nghịch dồn lên nôn khan, chập chờn khó ngủ (do không có huyết hàm dưỡng tâm); mồ hôi trộm, sợ sệt, trong lòng xao xuyến; miệng thường ứa nước dãi, cổ khô, họng đau, hoặc trong cổ nghẹn hột mơ, thổ ra không được, nuốt vào không trôi.
Đàn bà thời phát sinh chứng kinh bế, huyết ít và kinh nguyệt không đều, hoặc kết thành hòn cục, v.v... Bệnh đêm nặng hơn ngày... Các chứng kể trên phần nhiều do bệnh ở huyết... Tỳ âm hư.
PHÉP TRỊ:
Tâm Can huyết hư thời nên dùng những vị có tính chất nhu nhuận để bổ, như Đương quy, Sinh địa và Bạch thược, v.v... Nhưng dùng âm dược cần phải dùng kèm Dương dược để làm tá mới có thể sinh huyết được, như các vị Sâm, Kỳ, v.v...
Lại nên chú trọng tới những thứ tinh huyết của loại ¿hữu tình¿ như Lộc nhung, Lộc giao, Hà xa và Nhân nhũ v.v... Tuy vậy, cũng cần phải chú trọng tới năm vị trong thức ăn hàng ngày, năm vị có điều hòa, huyết mới sinh ra được, đồng thời cũng phải lưu ý tới Vỵ khí để giúp thêm cho nguồn sinh hóa (Huyết bệnh kỵ dùng phong dược, vì nó có thể làm hao huyết).
LUẬN VỀ HẬU THIÊN DƯƠNG KHÍ
Phát sốt, sợ nóng (phát sinh tại dương phận tức là biểu); ngày nặng, đêm nhẹ (do tà thực và Dương gặp Dương thời vượng)
DƯƠNG
Nói về THỰC
Mạch Quan và Thốn bộ bên hữu hòa bình, có lực và có thần.
HÌNH:
Ngoài da thường nóng (dương thịnh), tuy tháng mùa đông cũng không cần mặc áo lạnh,
Uống nước nhiều, ưa cử động, sắc dục vô độ, đại tiện vài ngày mới đi một lần, uống nhiều các vị Cầm, Liên, Tri, Bá cũng không hề chi.
CHỨNG:
Phát sốt, sợ nóng (phát sinh tại dương phận tức là biểu); ngày nặng, đêm nhẹ (do tà thực và Dương gặp Dương thời vượng).
(Nếu lúc sốt lúc không hoặc ngày sốt đêm khỏi, đó là chính khí với tà khí không hơn không kém, cùng nhau rối loạn).
Sinh ra nóng ở bên ngoài (do dương thịnh về dương phận) cho uống hạ thì khỏi, nếu phát hãn thì chết.
Nói về HƯ
Mạch Bộ Quan và Thốn bên hữu đều suy, hoặc Đoản và Sắc.
HÌNH:
Không thở ra được (do dương suy), cúi xuống khó (bệnh thuộc dương), ưa yên lặng.
CHỨNG:
Bên ngoài thường lạnh (Dương vốn nhiệt, dương hư thời âm lấn qua. Kinh nói: lạnh thời thương dương, trước hàn sau nhiệt (do dương không đầy đủ), hàn quyết (Dương suy ở bộ phận dưới) tay chân bủn rủn, dương sự suy kém (trách tại Vỵ), Kinh nói: Vỵ mắc bệnh thời tinh bị thương); khí không giáng xuống được, gây thành chứng Cách.
Bệnh phát sinh chóng, chữa khỏi cũng chóng. Đêm nặng ngày nhẹ (dương hư ưa được dương giúp, nếu là chứng hậu thực tà thời trái lại). Giữa trưa mắc bệnh, đến nửa đêm sẽ khỏi (dương không hòa, gặp được âm thời hòa).
PHÉP TRỊ:
Hậu thiên dương hư thời bổ Vỵ khí (Vỵ khí mắc bệnh thời dương hư)
Hậu thiên dương hư, hỏa biểu hiện ra ngoài, nên dùng bài Tứ quân gia Quy Kỳ, hoặc Bổ trung thang gia Ngũ vị, hoặc Lý trung, v.v... Không nên dùng âm dược trệ Tỳ hại Vỵ (Chứng âm hư hỏa động dùng bài Tứ vật để tư âm, lại gia thêm Huyền sâm và Tri, Bá, đó là phép thường.
Ở đây, chứng dương hư hỏa biểu hiện ra ngoài, không dùng phương pháp tư âm mà lại dùng dương dược, bởi nơi ¿ẩn tàng¿ của hỏa không ra ngoài được thủy, thổ... mà chứng trên là do thổ hư không tàng được dương, cho nên mới dùng dương dược để bổ Tỳ Vỵ.
KHÍ
Nói về THỰC
Mạch Bộ Quan và Thốn bên hữu thịnh và có thần.
HÌNH:
Thân thể béo tốt khỏe mạnh, màu da đen và nhuận; lông tóc đen mượt; xương thịt rắn chắc. Nói to có âm vang; hơi thở to và mạnh. Chịu được nắng rét
Tiểu tiện đi thưa và thông lợi; đại tiện nhiều và rắn. Ưa ăn nguội, uống lạnh
Nguyên khí nhiều hơn cốc khí, người như vậy thường gầy mà sống lâu.
CHỨNG:
Đau không nhất định chỗ nào (Phàm khí thống đều không ở hẳn chỗ nào), các bệnh uất (nếu có bệnh uất nên dùng thứ thuốc khai uất hành khí); tà khí mới phát (bệnh tà mới phát sinh, rất kỵ các loại thuốc bổ).
Nói về HƯ
Mạch Thốn bộ hữu vô lực, bộ Quan Trì, Đoản và Sắc.
HÌNH:
Da tái xanh (một thuyết nói: sắc vàng), mặt trắng bóng, hốc hác, thân thể hư yếu; Con ngươi lóng lánh.
Nói năng nhỏ nhẹ chậm chạp; chỉ có tiếng nói mà không có tiếng vang; hoặc tiếng nói nhỏ, hơi ngắn, tính chậm chạp, tay chân yếu
Lông tóc thưa khô, hay rụng; da nhăn, răng khô; ngủ không nhắm mắt, cổ lồi cục a đam.Ngoài sợ phong hàn, trong xương sống lạnh; dễ đầy, dễ tả; thịt xương lỏng lẻo, mình mát hơi thở lạnh
Con đẻ ra phần nhiều là gái.
Hay cáu giận (do Dương bị âm thắng; Dương thì hay vui vẻ. Âm nhiều thời hay cáu giận).
Cốc khí hơn Nguyên khí thì béo (Kinh nói: Cốc khí hơn nguyên khí, người ấy sẽ béo và chết non).
CHỨNG:
Thổ hư không tàng được dương, sinh ra chứng nhiệt lâu, gân lỏng lẻo (vì không có khí) mà tê dại (khí hư thời tê dại), đêm yên ngày nặng (do khí mắc bệnh hoặc Tỳ khí hư).
PHÉP TRỊ:
Tỳ Phế khí hư thời nên dùng những vị cam ôn để ích khí, như Sâm, Kỳ, Linh, Truật, v.v... Khi mắc bệnh kiêng dùng các vị hương (làm háo khí) táo (ráo huyết).