Post by cuong on Mar 11, 2015 5:10:28 GMT
BÀN VỀ BỆNH TÝ LÀ DO Ứ HUYẾT
link
Tác giả: Vương Thanh Nhậm
Tất cả những bệnh như đau vai, đau cánh tay, đau đùi, đau lưng hoặc khắp người nhức nhối ê ẩm… tất cả đều gọi là chung là bệnh tý.
Biết rõ ràng là bệnh tý là do người bệnh bị phong hàn xâm nhập, vậy mà thầy thuốc dùng thuốc ôn nhiệt để phát tán hong hàn lại không thấy khỏi.
Biết rõ ràng bệnh tý là do thấp nhiệt, vậy mà khi thầy thuốc dùng thuốc lợi thấp giáng hoảng lại cũng vô công.
Bệnh đã lâu ngày thì cơ nhục của bệnh nhân gầy mòn tiều tụy, thầy thuốc bèn cho là do âm hư, thế là dùng các bài thuốc bổ âm cho bệnh nhân uống mà cũng chẳng thấy công hiệu gì. Đến lúc đo thầy thuốc bèn than rằng:
“Than ôi! Bệnh còn ở ngoài bì phu kinh lạc thì còn chữa được, nay bệnh đã vào tận trong gân xương thì thật là khó chữa lắm thay!”
Bệnh này sỡ dĩ các thầy thuốc không chữa được bởi vì các thầy thuốc không nghĩ tới là một khi phong, hàn, thấp, nhiệt đã xâm nhập vào bì phu thì gây nên đau đớn ở chỗ nào. Nếu tà khí nhập vào khí quản thì chỗ đau tất nhiên phải di chuyển, lúc đau chỗ này lúc đau chỗ khác. Nếu tà khí nhập vào huyết quản thì chỉ đau đớn mãi một chỗ mà chỗ đau không hề di chuyển.
Còn nếu phân tích về hư nhược thì bệnh này là do bị bệnh mà thành hư nhược chứ không phải vì hư nhược mà thành bệnh.
Vậy nếu cứ dùng thuốc bổ âm thì cái tà khí xâm nhập từ bên ngoài vào biết trở về đâu để cho khỏi bệnh.
Vậy nếu cứ dùng thuốc để đuổi phong hàn, trừ thấp thì lại khiến cho cái huyết đã bị ngưng trệ kia lại càng không được lưu thông. Ví như nước gặp gió lạnh thì sẽ ngưng kết thành băng, khi băng đã thành thì gió lạnh cũng tiêu tán. Nếu mà hiểu rõ được những điều đó thì chữa các bệnh tý còn gì là khó nữa đâu!
Cổ phương cũng từng đã có rất nhiều bài thuốc đễ chữa bệnh này. Nếu như đã từng dùng các cổ phương để chữa mà không thấy công hiệu thì phải dùng bài thuốc sau:
THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
( Y lâm cải thác )
Thành phần: 12 vị thuốc
Đào nhân 12g phá huyết trục ứ, nhuận táo, hoạt trường
Hồng hoa 6 – 12g hoạt huyết hóa ứ, thông kinh, thấu chẩn
Một dược 4 -8g hoạt huyết hóa ứ tiêu thủng chỉ thống
Ngũ linh chi 8g (sao) hoạt huyết hóa ứ chỉ thống
Tần giao 6 – 12g khu phong thấp
Khương hoạt 4 – 8g khu phong thấp, tán hàn
Đương qui 12g bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết
Xuyên khung 8g hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống
Ngưu tất 12g hoạt huyết hóa ứ, bổ Can Thận cường gân cốt
Hương phụ 4 – 8g sơ Can lý khí
Địa long 4 – 8g (moi ruột bỏ sạch đất) thanh nhiệt tức phong, bình suyễn thông lạc
Cam thảo 4 – 6g điều hòa vị thuốc
Trong 12 vị thuốc có 6 vị hoạt huyết, 2 vị hành khí, 1 vị bổ huyết, 2 vị khu phong thấp, 2 vị thông kinh hoạt lạc
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, lợi tý chỉ thống.
Chủ trị: chứng đau vai, đau lưng, đau chân hoặc đau toàn thân kéo dài khó khỏi.
Nếu bệnh nhân có thấp nhiệt thì gia Thương truật, Hoàng bá. Nếu bệnh nhân hư yếu thì thầy thuốc tùy ý châm chước mà gia từ 1-2 lạng Hoàng kỳ.
Y phương ca quyết
“Thân thống trục ứ” Tất, Địa long
Khương, Tần, Hương phụ, Thảo, Quy, Khung
Hoàng kỳ, Thương, Bá tùy gia giảm
Yếu khẩn Ngũ linh, Đào, Một, Hồng.
Tác giả: Vương Thanh Nhậm
Tất cả những bệnh như đau vai, đau cánh tay, đau đùi, đau lưng hoặc khắp người nhức nhối ê ẩm… tất cả đều gọi là chung là bệnh tý.
Biết rõ ràng là bệnh tý là do người bệnh bị phong hàn xâm nhập, vậy mà thầy thuốc dùng thuốc ôn nhiệt để phát tán hong hàn lại không thấy khỏi.
Biết rõ ràng bệnh tý là do thấp nhiệt, vậy mà khi thầy thuốc dùng thuốc lợi thấp giáng hoảng lại cũng vô công.
Bệnh đã lâu ngày thì cơ nhục của bệnh nhân gầy mòn tiều tụy, thầy thuốc bèn cho là do âm hư, thế là dùng các bài thuốc bổ âm cho bệnh nhân uống mà cũng chẳng thấy công hiệu gì. Đến lúc đo thầy thuốc bèn than rằng:
“Than ôi! Bệnh còn ở ngoài bì phu kinh lạc thì còn chữa được, nay bệnh đã vào tận trong gân xương thì thật là khó chữa lắm thay!”
Bệnh này sỡ dĩ các thầy thuốc không chữa được bởi vì các thầy thuốc không nghĩ tới là một khi phong, hàn, thấp, nhiệt đã xâm nhập vào bì phu thì gây nên đau đớn ở chỗ nào. Nếu tà khí nhập vào khí quản thì chỗ đau tất nhiên phải di chuyển, lúc đau chỗ này lúc đau chỗ khác. Nếu tà khí nhập vào huyết quản thì chỉ đau đớn mãi một chỗ mà chỗ đau không hề di chuyển.
Còn nếu phân tích về hư nhược thì bệnh này là do bị bệnh mà thành hư nhược chứ không phải vì hư nhược mà thành bệnh.
Vậy nếu cứ dùng thuốc bổ âm thì cái tà khí xâm nhập từ bên ngoài vào biết trở về đâu để cho khỏi bệnh.
Vậy nếu cứ dùng thuốc để đuổi phong hàn, trừ thấp thì lại khiến cho cái huyết đã bị ngưng trệ kia lại càng không được lưu thông. Ví như nước gặp gió lạnh thì sẽ ngưng kết thành băng, khi băng đã thành thì gió lạnh cũng tiêu tán. Nếu mà hiểu rõ được những điều đó thì chữa các bệnh tý còn gì là khó nữa đâu!
Cổ phương cũng từng đã có rất nhiều bài thuốc đễ chữa bệnh này. Nếu như đã từng dùng các cổ phương để chữa mà không thấy công hiệu thì phải dùng bài thuốc sau:
THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
( Y lâm cải thác )
Thành phần: 12 vị thuốc
Đào nhân 12g phá huyết trục ứ, nhuận táo, hoạt trường
Hồng hoa 6 – 12g hoạt huyết hóa ứ, thông kinh, thấu chẩn
Một dược 4 -8g hoạt huyết hóa ứ tiêu thủng chỉ thống
Ngũ linh chi 8g (sao) hoạt huyết hóa ứ chỉ thống
Tần giao 6 – 12g khu phong thấp
Khương hoạt 4 – 8g khu phong thấp, tán hàn
Đương qui 12g bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết
Xuyên khung 8g hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống
Ngưu tất 12g hoạt huyết hóa ứ, bổ Can Thận cường gân cốt
Hương phụ 4 – 8g sơ Can lý khí
Địa long 4 – 8g (moi ruột bỏ sạch đất) thanh nhiệt tức phong, bình suyễn thông lạc
Cam thảo 4 – 6g điều hòa vị thuốc
Trong 12 vị thuốc có 6 vị hoạt huyết, 2 vị hành khí, 1 vị bổ huyết, 2 vị khu phong thấp, 2 vị thông kinh hoạt lạc
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, lợi tý chỉ thống.
Chủ trị: chứng đau vai, đau lưng, đau chân hoặc đau toàn thân kéo dài khó khỏi.
Nếu bệnh nhân có thấp nhiệt thì gia Thương truật, Hoàng bá. Nếu bệnh nhân hư yếu thì thầy thuốc tùy ý châm chước mà gia từ 1-2 lạng Hoàng kỳ.
Y phương ca quyết
“Thân thống trục ứ” Tất, Địa long
Khương, Tần, Hương phụ, Thảo, Quy, Khung
Hoàng kỳ, Thương, Bá tùy gia giảm
Yếu khẩn Ngũ linh, Đào, Một, Hồng.