Post by cuong on Mar 22, 2015 22:34:20 GMT
Ðau lỗ tai
link
BS Ðặng Trần Hào
Y Khoa Ðông phương chẩn bệnh thường tìm nguyên nhân đau tai, ù tai là hư chứng hay thực chứng. Nếu hư chứng thì phải bổ và thực chứng thì phải tả.
Thận khai khiếu tại nhĩ, cho nên bất cứ một sự mất quân bình nào của thận là ảnh hưởng tới tai. Ngoài thận còn do những nguyên khác như: phong, gan hỏa vương, thiếu máu, đàm hỏa thượng nghịch,...
Trước khi đi tìm hiểu về nguyên nhân gây đau tai, ù tai, chúng ta nên hiểu qua về chức năng của thận. Trong Y Khoa Ðông Phương, thận là chủ của đời sống, là lâu đài của nước và lửa, là cư ngụ của âm và dương và là sinh lộ của sống và chết.
Thận còn tàng tinh, là nguồn gốc để bảo tồn nòi giống. Quá trình hoạt động của thận được gọi là quá trình thịnh, suy của thận dương và thận âm. Thận còn chủ cốt tủy, vì thận có công năng sinh tủy, sinh xương. Thận còn sinh tủy và não bộ là bể chứa tủy. Ngoài ra thận còn chủ về thủy: nước uống vào dạ dầy. Dạ dầy và lá lách khi chưng bốc mà đưa lên phế, phế khí túc giáng, thủy dịch chẩy xuống mà dồn về thận. Quá trình của nước từ ngoài vào cơ thể, rồi sau đi lên, đi xuống trong cơ thể là như vậy. Tuần hoàn giữa dạ dầy, lá lách, phế và thận để duy trì sư thay đổi cũ mới của nước trong cơ thể.
Thận thuộc hành thủy, tóc mượt mà hay khô cằn do thận âm thịnh hay suy. Sợ hãi liên quan tới thận, nếu gập điều gì quá khiếp đảm thường làm hại thận.
Sau đây là những nguyên nhân đau lỗ tai, ù tai trong lâm sàng thường gặp:
1- Ðau tai do thận âm suy (hư chứng)
Thận âm suy có nghĩa là phần âm của thận bị giảm xuống dưới mức bình thường, trong khi phần dương vẫn bình thường. Vì phần cách biệt giữa âm và dương là phần dương, mà dương thuộc hỏa, nhưng vì âm suy nên mới có phần hỏa này, nên Ðông Y gọi phần này là hư hỏa (giả nhiệt), chứ không phải thực hỏa.
Dương (nóng) Âm (lạnh)
Theo Ðông Y lý, dương phải giáng xuống chân và âm phải thăng lên trên đầu, có nghĩa là phần trên mặt chúng ta cảm thấy mát và phần dưới cảm thấy ấm thì vô bệnh.
Vì thận âm suy, âm không đủ để thăng lên trên và dương không giáng xuống dưới được nên gây ra chân hay bị lạnh, nóng ở gan bàn chân, gan bàn tay và phần trước và sau ngực.
Như chúng ta đã biết vạn vật đồng nhất thể, vũ trụ vần xoay từ ngày (dương) sang đêm (âm). Cơ thể con người cũng phải biến đổi nhịp nhàng với vũ trụ, cho nên khi vũ trụ vần xoay từ dương sang âm, nghĩa là từ sáng qua chiều và đêm, nếu cơ thể yếu không thể điều chỉnh theo sự biến đổi của âm dương vũ trụ được, thì phần âm và dương trong cơ thể lại cách biệt nhiều hơn, sẽ gây ra phần giả nhiệt nhiều hơn. Cho nên người bị thận âm suy về chiều sẽ mệt mỏi hơn buổi sáng, càng về đêm hư hỏa (giả nhiệt) càng gia tăng, nếu lâu ngày không chữa, thận âm càng suy thêm, hư hỏa càng gia tăng thì gây ra ù tai liên tục. Theo ngũ hành thận thuộc hành thủy và tim thuộc hành hỏa tương khắc với nhau, một khi thận âm suy sẽ làm tim không có chỗ tựa, nên đập nhanh hơn bình thường vào đêm. Vì tim tàng thần, mà thần không có chỗ để tàng nên gây ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc, nếu thận suy nhiều thì đôi khi thức trắng đêm, đi tiểu nhiều lần nhất là về đêm, phừng mặt để lâu gây nám mặt, dưới mắt quầng đen, miệng, lưỡi khô, khát nước, nhưng không uống nhiều. Nếu giả nhiệt nhiều thì bị đau lỗ tai, ù tai, lở miệng, lở lưỡi làm ăn uống trở ngại, đau miệng, thắt lưng đau và yếu, chân yếu bất lực, chóng mặt, váng đầu, mắt khô và mờ nhất vào buổi chiều, ăn lúc ngon lúc không, mệt mỏi, đau nhức mình và chân tay, đàn ông xuất tinh sớm, đàn bà lạnh cảm và ra mồ hôi đêm. Lưỡi đỏ và khô. Mạch vi và sác.
Toa thuốc
Sơn thù du 9 grs
Quy bản 9 grs
Mẫu đơm bì 9 grs
Phục linh 9 grs
Trạch tả 9 grs
Hoài sơn 9 grs
Thục địa 18 grs
Quế bì 9 grs
Ngưu tất 6 grs
Nhiệm vụ của các vị thuốc:
-Toa thuốc có tác dụng bổ âm. Thục địa bổ thận và gia tăng lượng huyết, giảm đau.
-Sơn thù du làm ôn gan và giúp tăng cường sức mạnh cho thận.
-Mẫu đơn bì giúp thanh nhiệt và giảm huyết nhiệt.
-Sơn dược nuôi tỳ và tăng cường thận.
-Phục linh gia tăng tiểu tiện, giảm sưng, giảm thấp nhiệt trong tỳ.
-Trạch tả vừa giúp lợi tiểu, bồi bổ tai, giảm ù tai, mắt bớt khô và mờ.
-Quế bì dẫn hỏa qui nguyên, có nghĩa là đưa hỏa xuống chân, chân sẽ ấm và phần thượng tiêu sẽ mát thì ù tai sẽ hết. -Quy bàn: Bổ huyết.
-Ngưu tất: Dẫn thuốc xuống chân.
Nếu:
Mất ngủ nhiều thêm toan táo nhân, viễn trí, liên tử tâm, bá tử nhân. Ăn đầy hơi thêm chỉ thực, hương phụ, đại phúc bì, sài hồ. Tiểu nhiều lần hay quên thêm ích trí nhân, tang phiêu tiêu. Xuất tinh sớm thêm cẩu tích, bá kích thiên, đỗ trọng. Chóng mặt, nhức đầu thêm cát căn, cúc hoa, cảo bản.
2- Ðau tai và điếc tai:
Ðau suốt ngày, trong lỗ tai nghe vang là bệnh về phong nhĩ. Nguyên nhân cũng do thận âm suy và hỏa vượng, bí kết các khiếu, không thông, gây ra bí hơi, đôi khi có mủ, nước vàng trong lỗ tai.
Phòng Phong Không Thánh
Phòng phong 9 grs
Ðương qui 9 grs
Ðại hoàng 6 grs
Hoàng cầm 6 grs
Xuyên khung 9 grs
Xích thược 9 grs
Phát tiêu 6 grs
Cát cánh 9 grs
Bạch truật 9 grs
Chi tử 6 grs
Cam thảo 3 grs
Liên kiều 9 grs
-Phòng phong: Tán phong.
-Ðương qui, xuyên khung, xích thược: Bổ âm.
-Hoàng cầm, bạch truật. liên kiều, phát tiêu: Tiêu thấp, tiêu viêm và khô nước vàng. Khai thông nhĩ căn.
-Ðại hoàng: Nhuận táo, thanh nhiệt.
3- Ðau tai do can huyết bất túc
Trong trường hợp này ngoài đau tai và ù tai con kèm thêm tiếng lách cách, lúc nặng, lúc nhẹ, hoặc tai có tiếng như ve kêu, kèm mắt khô, rít, chóng mặt, choáng váng, móng tay và chân khô là do can huyết hư. Bệnh tình kéo dài, mệt mỏi đau lưng.
Toa thuốc
Ðảng sâm 15 grs
Phục linh 9 grs
Xuyên khung 9 grs
Sơn thù du 9 grs
Hoàng kỳ 15 grs
Cát căn 12 grs
Trạch tả 9 grs
Ðan sâm 9 grs
Ðương quy 12 grs
Câu kỷ tử 15
Cam thảo 6 grs
-Xuyên khung, đương quy: Bổ can huyết.
-Sơn thù du, câu kỷ từ: Trị ù tai, thanh can hỏa.
-Cát căn, đan sâm: Trị chóng mặt, choáng váng.
-Ðảng sâm, phục linh, hoàng kỳ, cam thảo: Bổ tỳ khí, kiện toàn tiêu hóa, sinh huyết, giúp mắt hết khô.
4- Ðau tai, thính lực suy giảm do thận dương suy (hư chứng)
Thận dương suy còn gọi là mạng môn hỏa suy: bệnh nhân lạnh tứ chi, mặt trắng bệch hay đen kịt, đau vùng thắt lưng, ù tai xuất tinh sớm, rụng răng trước tuổi, mất thính giác, liệt dương, nước tiểu trắng trong, đi tiểu nhiều lần, ngày nhiều hơn đêm, són đái, phù chân, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng. Mạch trầm, trì và vô lực.
Vương Thị Thông Nhĩ Hoàn
Lộc nhung 30 grs
Nhục quế 9 grs
Từ thạch 30 grs
Mẫu lệ 15 grs
Bá kích thiên 12 grs
Nhục thung dung 12 grs
Ngũ vị tử 20 grs
Tiểu hồi hương 15 grs
-Lộc nhung, nhục quế, bá kích thiên, nhục thung dung, tiêu hồi hương, mẫu lệ: Bổ thận dương.
-Ngũ vị tử: Bổ tỳ vị.
Cách dùng: Tán bột, luyện mật, làm viên, mỗi viên nặng 9 grs, ngày uống hai lần, sáng và tối, mỗi lần một viên, chiêu với rượu hâm nóng, vào lúc bụng trống. Cần uống lâu dài mới có kết quả.