Post by cuong on Jun 5, 2015 21:00:27 GMT
Bệnh tê thấp
link
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào
Trước khi chúng ta tìm hiểu về bệnh tê thấp, thiết tưởng chúng nên biết qua khí là gì trong quan niệm của Y Khoa Ðông Phương.
- Khí: Trong triết học Ðông Phương, khí không thể là thể hơi, không khí, mùi hương, mà còn là môi trường và bao hàm các năng lực (Lý, Hóa...) giúp sự vận sinh hoạt đổi dời.
- Hóa: Là một trong hai từ biến hóa, hay thuộc tính đổi dời của Âm Dương:
A-Dương biến thành Âm.
B-Âm hóa thành Dương.
Do hóa là quá trình biến từ Âm đến Dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép với nhiều từ khác nhau như tiến hóa, văn hóa. Nhưng khi gặp từ hóa người đọc vẫn hiểu nó nằm trong hai từ tiến hóa.
- Khí hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật trong vũ trụ nhân sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chứa trong môi trường và trong bản thân sự vật.
Y Khoa Ðông Phương phân biệt trong con người có: Nguyên khí, tôn khí, vinh khí, vệ khí,...
Tê thấp do tỳ khí suy
Thận dương suy thường gây ra tỳ khí suy, tâm dương hay phế khí suy.
Tùy theo trường hợp suy nhiều hay ít có thể phân ra ba trường hợp: Thứ nhất là phù thũng và tim hồi hộp. Thứ hai phù thũng và tiêu hóa không kiện toàn, đầy bụng, ăn không tiêu. Thứ ba là ho mãn tính, thở hụt hơi và suyễn, cuối cùng là thận bất nạp khí.
Nhiều loại bệnh liên quan tới thận dương suy được Tây Y định bệnh: viêm thận mãn tính, đau lưng, sinh lý yếu, bất lực, tiêu nhiều và bệnh tiền liệt tuyến, nang thượng thận yếu, giảm năng tuyến giáp trạng (hypothyroidism), suyễn mãn tính hay khí thũng, bệnh tim, viêm đường ruột mãn tính, lỵ mãn tính.
Trong bài này chúng ta bàn đến thận dương suy ảnh hưởng làm tỳ khí suy có những triệu chứng sau:
Ðau vùng thượng vị và hạ vị liên miên, ê ẩm vùng thượng vị, đau có khi lan rộng ra cả hai bên bụng dưới, mùa Ðông đau nhiều hơn mùa Hè, thường đau vào lúc đói, chườm ấm dễ chịu, thích ăn đồ nóng, ăn đồ lạnh vào thì dạ dầy khó chịu, thường đầy bụng, đại tiện phân nhão hoặc lỏng bất thường, ợ hơi, chậm tiêu, biếng ăn, bụng trướng, miệng nhạt, người mệt mỏi, chân tay đôi khi bất lực, sợ lạnh. Khi bệnh nhân nói tiếng thường nhỏ yếu, hụt hơi, sắc mặt vàng nhợt. Vì ăn không được và khó tiêu nên gây ra thiếu máu cộng với tỳ khí suy, gây ra tỳ thấp mà tê. Nếu huyết suy nhiều thì gây ra tê nhiều, đau ít; nếu vì cả khí lẫn huyết thì tứ chi đều tê. Mạch trầm trì, vô lực. Rêu lưỡi mỏng, trắng lợt.
Phương pháp trị liệu: Kiện tỳ, hòa vị, nếu tỳ hư hàn thì ôn trung, kiện tỳ, hóa tê thấp.
Bài thuốc
Tục đoạn 9 grs
Ngưu tất 9 grs
Tế tân 6 grs
Ðỗ trọng 9 grs
Ðương quy 9 grs
Sinh địa 9 grs
Tần giao 12 grs
Phục linh 9 grs
Ðảng sâm 9 grs
Bạch truật 9 grs
Cam thảo 6 grs
Phòng phong 6 grs
Ðộc hoạt 9 grs
Xuyên khung 6 grs
Quế bì 9 grs
Can khương 9 grs
Hà thủ ô 9 grs
Hoàng kỳ 9 grs
Trần bì 6 grs
Sa nhân 3 grs
Ðại táo 3 trái
- Ðảng sâm: Bổ tỳ khí và bao tử
- Bạch truật: Hóa tỳ thấp.
- Phục linh: Thông thủy tích trong bao tử.
- Sa nhân, trần bì, can khương, quế bì: Bổ tỳ khí.
- Ðộc hoạt, tần giao, tục đoạn, ngưu tất: Hóa thấp, trị tê thấp.
- Ðương quy, sinh địa, xuyên khung, hà thủ ô: Bổ huyết, giảm tê.
- Phòng phong: Trị phong thấp.
- Ðỗ trọng, hoàng kỳ: Bổ thận khí.
- Tế tân: Ôn kinh, dẫn các vị thuốc ra bì da, trị tê.
- Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.
Nếu bệnh tê thấp do chân lạnh, hai chân nặng nhấc lên không nổi, hay ra mồ hôi, đau khắp mình như sưng.
Bài thuốc
Bạch truật 12 grs
Hậu phát 9 grs
Trần bì 6 grs
Sinh khương 3 grs
Cam thảo 6 grs
Tế tân 6 grs
Quế chi 9 grs
Ðại táo 3 trái
- Bạch truật, hậu phát, trần bì, cam thảo: Ôn tỳ và kiện toàn tiêu hóa, tiêu thấp.
- Quế chi, tế tân, sinh khương: Ôn tứ chi và trị tê ngoài bì da.
- Ðại táo: Phối hợp các vị thuốc.