Post by cuong on Oct 10, 2015 16:42:19 GMT
Sụp mi mắt
link
BS Ðặng Trần Hào
Khí và huyết hay còn gọi dương và âm là hai yếu tố quan trọng nhất của con người. Khi nói đến khí huyết thì ta phải nghĩ ngay đến thận khí và tỳ khí.
Thận khí suy là do tiên thiên (bẩm sinh), và hậu thiên. Tiên thiên do bố mẹ yếu sinh ra chúng ta yếu. Hậu thiên là do hoàn cảnh sinh sống vì thiếu thốn dinh dưỡng, sợ hãi quá độ, hay lợi dụng sinh lý quá độ làm thận suy.
Thận khí suy bệnh nhân lạnh tứ chi, mặt trắng bệch, hay đau vùng thắt lưng rụng răng trước tuổi, mất thính giác, nước tiểu trắng trong, đi tiểu nhiều lần, ngày nhiều hơn đêm, phù chân, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng. Mạch trầm, trì và vô lực.
Thận khí suy thường đi với tỳ khí suy. Theo Hải Thượng Lãn Ông lý giải, “Sự sống của con người lấy tỳ vị làm chủ. Tỳ giữ chức vận hóa, vị giữ chức thu nạp. Một bên nạp, một bên vận hóa, chuyển hóa thức ăn thành chất tinh hoa, sinh ra tinh khí, huyết nuôi dưỡng cơ thể, thấu suốt các kinh mạch và lạc mạch toàn thân.”
Theo sách Hoàng Ðế Nội Kinh, “Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung tiêu, quan hệ biểu lý với vị, chủ việc vận hóa thực phẩm và nước uống nuôi dưỡng toàn thân, đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch. Tỳ vị hư thì ăn uống kém sút, khó tiêu, bụng trướng, đại tiện lỏng, suy nhược, sắc mặt vàng úa...”
“Vị (dạ dầy) là bể chứa cơm, chủ thu nạp. Phàm ăn uống không tiết độ, no đói thất thường, nóng lạnh chợt biến đều ảnh hưởng tới vị. Gây chứng vị hàn, nhiệt, thực và hư. Chứng vị hư có hiện tượng bụng no đầy, không muốn ăn vì khó tiêu.”
Ngoài ra Hải Thượng Lãn Ông (Y tổ ngành Y Khoa Cổ Truyền Việt Nam còn giải thích: “Mừng, giận, lo, sợ, buồn, khiếp đảm đều gây tổn thương tới nguyên khí vì căng thẳng tinh thần thì khí uất, vì khí uất thì tổn thương can mộc, can mộc vốn khắc tỳ thổ, nên can khí phạm vị, khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thụ rối loạn, lâu ngày phát sinh ra bệnh đau bao tử và đầy trướng.”
Tỳ khí suy lâu ngày ăn uống không được đầy đủ đưa tới thiếu máu hay còn gọi là máu suy.
Sụp mí mắt do hai nguyên nhân là khí và huyết suy mà gây ra hay còn gọi là sa mi mắt. Mí mắt trên rũ xuống khó mở, ảnh hưởng đến việc quan sát sự vật, và nguy hiểm tới tính mạng khi lái xe mà mắt không mở lên được hay khi cần dùng con mắt để tập trung vào làm việc rất khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhẹ thì chỉ rủ tới nửa con mắt, bệnh nặng có thể bị khép kín, rủ xuống không tự động mở được.
Da mi mắt bị sa xuống, cơ bắp toàn thân yếu ớt. chân tay lạnh. sắc mặt trắng nhợt, có thể bị chóng mặt nếu huyết suy nhiều, ngủ không yên giấc. Mạch trầm trì và nhược. Rêu lưỡi trắng.
Nguyên nhân thận tỳ khí suy gây ra máu suy và dương hư khí hãm.
Chủ trị: Ôn thận, tỳ khí, thăng phát dương khí và bổ tỳ khí để sinh huyết.
Toa thuốc
Hoàng kỳ 100 grs
Thục địa 30 grs
Ðảng sâm 60 grs
Ðương quy 15 grs
Bạch thược 12 grs
Phục linh 12grs
Cam thảo 6 grs
Quế bì 9 grs
Trần bì 6 grs
Bá kích thiên 12 grs
Bạch truật 12 grs
Xuyên khung 12 grs
Thăng ma 9 grs
Sài hồ 9 grs
Chế phụ tử 9 grs
Hà thủ ô 12 grs
Can khương 9 grs
Sa nhân 6 grs
- Ðảng sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo: Bổ thận khí và tỳ khí giúp cho cơ bắp cường tráng, tứ chi bớt lạnh, ăn uống không bị đầy trướng, bồi bổ sinh lực.
- Ðương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa, hà thủ ô: Bổ huyết.
- Hoàng kỳ: Bổ khí.
- Chế phụ tử, bá kích thiên, quế bì: Bổ thận dương.
- Sa nhân, can khương, trần bì: Ôn tỳ khí, giúp tiêu hóa và ăn uống ngon miệng.
- Thăng ma và sài hồ: Làm thăng khí, giúp mắt mở được dễ dàng.
Mi mắt bị sụp cấp tính
Nếu mắt đột ngột bị sụp mi mắt, sợ phong hàn, đau đầu, chướng mắt, phong đàm phạm vào lạc mạch. Lưỡi đỏ. Mạch phù sác. Dùng bài:
Tiêu Thị Tiếu Mục Phương
Khương hoạt 12 grs
Phòng phong 9 grs
Nam tinh 9 grs
Mộc qua 9 grs
Bạch phụ tử 9 grs
Tần giao 9 grs
Bán hạ 12 grs
Xích thược 12 grs
Bạch cương tàm 12 grs
Cam thảo 6 grs
- Khương hoạt, tần giao, xích thược: Trừ thấp.
- Phòng phong, bạch cương tàm: Truy phong.
- Bạch phụ tử: Tán hàn.
- Bán hạ: Tiêu đàm.
- Thiên nam tinh, mộc qua: Giúp mắt mở được.
- Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.