Post by Admin on Oct 29, 2015 16:53:14 GMT
Kinh tế giả tạo
Nguyễn Đình Phùng
Sự sụp đổ của nền kinh tế giả tạo tại Trung Hoa đã bắt đầu gây ra ảnh hưởng khắp nơi trên toàn cầu. Những diễn biến có thể đến chậm và không đều tùy thuộc vào tình trạng kinh tế riêng của mỗi quốc gia. Nhưng cuộc khủng hoảng này sẽ có tầm vóc lớn lao hơn nhiều so với các biến loạn về kinh tế gần đây như vụ vỡ tan quả bóng địa ốc của Hoa Kỳ năm 2007 hay vụ bể về kỹ thuật dot com năm 2000.
Sự sụp đổ kinh tế của Trung Hoa có thể đến chậm và mang sắc thái khác lạ hơn những vụ khủng hoảng trước vì Trung Hoa theo chế độ cộng sản chuyên chế và sự can thiệp của chính quyền, sau cùng vẫn vô hiệu quả vì không ngăn chặn nổi và phản ứng có thể còn tệ hại hơn!
Đây là lý do chính tại sao Ngân Hàng Trung Ương Federal Reserve Bank của Hoa Kỳ trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 vừa qua đã không dám cho tăng lãi xuất, dù đã hứa hẹn từ mấy tháng trước là sẽ cho tăng khỏi mức zero! Federal Reserve với bà chủ tịch Janet Yellen đã rất nóng lòng muốn thoát khỏi tình trạng kỳ quái là giữ lãi xuất ở mức zero đã hàng 6, 7 năm nay, muốn cho mọi sự trở về trạng thái bình thường. Nhưng khi thấy mức tạo công việc gần đây quá yếu, kinh tế vẫn còn èo uột, đã chùn tay không dám đi tới cho việc tăng lãi xuất.
Nhưng điều ai cũng hiểu dù Federal Reserve không nói rõ ràng, là vì cơ quan cầm lèo lái cho kinh tế Hoa Kỳ đã rét vì sợ sụp đổ kinh tế của Trung Hoa sẽ ảnh hưởng nặng đến kinh tế của Hoa Kỳ và của cả toàn cầu. Điều này cho thấy Federal Reserve đã tính toán và tiên đoán là kinh tế Trung Hoa sụp đổ sẽ gây ra tình trạng dây chuyền rất mạnh, kéo theo sự suy thoái cho chính nền kinh tế Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới.
Dấu hiệu đầu tiên và báo trước cho điều này chính là sự sụp đổ của thị trường nhiên liệu phẩm, hay gọi là commodities đang xảy ra hiện nay tại Hoa Kỳ. Giá dầu hỏa đã đi xuống từ hơn một năm nay, từ hơn 100 Mỹ Kim một thùng, nay chỉ còn 45 Mỹ Kim. Nhưng gần đây hơn hầu như tất cả các nhiên liệu phẩm khác đều bắt đầu sụp đổ. Giá của các kim loại như đồng và quặng sắt dùng để làm thép đã sụp nhanh chóng vì lý do Trung Hoa trước kia tiêu thụ hơn nửa số các kim loại này của toàn cầu dùng cho việc xây cất, nay đã ngưng trệ hẳn việc nhập cảng các nhiên liệu phẩm này.
Trong hai mươi năm từ 1993 đến 2013, Trung Hoa đã cho xây cất hơn 200 thành phố với dân số 1 triệu người cho mỗi thành phố, theo một tài liệu của Citigroup. Mức xây cất không tiền khoáng hậu này đã làm giá các nhiên liệu phẩm nhất là quặng sắt và đồng lên vùn vụt và các quốc gia như Úc, Canada, Brazil, Chile và nhiều quốc gia khác phát triển và kinh tế phồn thịnh nhờ xuất cảng các nhiên liệu phẩm này.
Nhưng các việc xây cất các thành phố này tại Trung Hoa đều là các thành phố ma, xây lên nhưng không ai ở. Hay những buildings cho dân ở, xây vô số kể nhưng không bán được hay không cho thuê được vì quá mắc, gấp hàng chục lần mức lương của dân Tàu trung bình, không ai vào ở được! Kết quả đây chỉ toàn là những xây cất giả tạo, tạo ảo tưởng Trung Hoa tiến triển nhanh và kinh tế phồn thịnh để gạt gẫm ngoại quốc và ngay chính người dân Tàu của chính quyền cộng sản Trung Hoa.
Đến nay là lúc mọi sự đã trở thành minh bạch, chính quyền cộng sản không gạt được ai nữa và đương nhiên các việc xây cất giả tạo đều phải cho ngưng lại hết hay không dám khởi công xây cất nào mới nữa. Kết quả là các nhà máy làm thép của Trung Hoa nay đã gần như bỏ không vì không sản xuất nữa. Các nhiên liệu phẩm trước kia nhập cảng ào ạt nay cho ngưng hết. Và các nhiên liệu này chất đống nằm ụ khắp nơi trên toàn cõi Trung Hoa, cũng như trên khắp các hải cảng xuất khẩu của các quốc gia trước kia bán nhiên liệu phẩm cho Trung Hoa!
Các công ty về nhiên liệu như Rio Tinto tại Úc bị lỗ nặng vì không bán sang Trung Hoa được nữa. Kinh tế Úc suy sụp vì việc xuất cảng sang Trung Hoa bị giảm nặng. Kết quả chính quyền tại Úc thay đổi vì kinh tế! Tại Canada, tình trạng cũng tương tự. Kinh tế xứ này đi vào suy thoái chính thức đã gần 2 năm chỉ vì xuất cảng nhiên liệu phẩm sang Trung Hoa đi xuống. Kết quả tuần lễ vừa qua, cuộc bầu cử mới tại Canada đã đưa thủ tướng mới Justin Trudeau của phe cấp tiến lên nắm quyền, hy vọng cứu vãn được kinh tế cho Canada.
Quốc gia bị nặng hơn cả có lẽ là xứ Brazil. Xứ này những năm trước kia phát triển nhanh chóng, có nền kinh tế lớn hàng thứ bảy trên toàn cầu, xếp chung với các xứ phát triển mạnh gọi là BRIC (Brazil, Russia, India, China). Nhưng kinh tế Brazil mạnh là nhờ xuất cảng các nhiên liệu phẩm, đặc biệt sang Trung Hoa. Nay xuất cảng kém hẳn vì Trung Hoa giảm nhập cảng, cộng thêm với giá cả cuả các nhiên liệu phẩm mất giá, xuống nhiều làm kinh tế xứ này khủng hoảng nặng. Chỉ từ đầu năm 2015 đến nay, giá trị của tiền Brazil so với Mỹ Kim đã mất đi 1/3 giá trị!
Nhưng không phải chỉ có các quốc gia xuất cảng nhiều các nhiên liệu phẩm commodities sang Trung Hoa mới bị ảnh hưởng. Giá của các nhiên liệu phẩm này xuống thấp quá nên đã làm thiệt hại cho chính các công ty Hoa Kỳ, sản xuất cho quốc nội, như hãng US Steel. Vì toàn cầu thặng dư về sắt, giá quá thấp, các xứ như Đại Hàn đã bán tống bán tháo với giá thép thật rẻ sang Hoa Kỳ gọi là dumping, đã làm thiệt hại nặng cho việc sản xuất thép của Hoa Kỳ. Như US Steel nay chỉ còn hoạt động ở mức 58% mức khả năng sản xuất. Lò sản xuất thép lớn tại Granite City, Illinois hiện nay chỉ sản xuất 1/2 mức bình thường là 2.8 tấn thép mỗi năm. Công ty US Steel cũng dự định đóng cửa lò thép này, có thể làm 2000 nhân công mất việc.
Phản ứng dây chuyền do sự sụp đổ kinh tế của Trung Hoa và mất giá của các nhiên liệu phẩm đã lan sang các đại công ty khác của Hoa Kỳ dính líu đến các kỹ nghệ này. Như hãng Caterpillar, chế các xe ủi đất, đào mỏ.. đã tuyên bố cắt 10,000 nhân công vì nhu cầu mua các xe ủi đất này giảm nhiều. Công ty làm nhôm như Alcoa hay công ty hóa học như Dupont đã tuyên bố sẽ chia công ty làm hai để đối phó với nhu cầu đi xuống. Đây là chưa kể đến các công ty về dầu hỏa đã sa thải nhân công tứ tung từ đầu năm đến giờ vì giá dầu xuống quá thấp và chưa thấy có triển vọng lên lại. Texas bị nặng nhất, nhưng ngay tại North Dakota, hơn 10,000 việc đã bị mất gần đây. Nhiều nhà cửa mới xây đã bắt đầu bị bỏ trống!
Giá cả của các nhiên liệu phẩm commodities như dầu hỏa, quặng sắt, thép, đồng, nhôm... đã xuống nhiều từ cả năm nay là điều dễ hiểu vì nhu cầu nhập cảng commodities từ Trung Hoa xuống nhiều. Nhưng dấu hiệu nguy hiểm nhất cho tình trạng toàn cầu đi vào nạn giảm phát deflation và khủng hoảng kinh tế từ Trung Hoa sẽ ảnh hưởng khắp nơi là giá cả của các nhu yếu phẩm như đậu nành soybean, bắp, lúa mạch... cũng bắt đầu xuống nhiều. Hai năm trước, giá của soybean là 15 Mỹ Kim một giạ (hay bushel, đơn vị đo lường khoảng 35 lít). Hiện nay giá soybean chỉ còn 8.90 Mỹ Kim một giạ. Bắp là thực phẩm quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong năm 2012 có giá cả là 6.93 Mỹ Kim một bushel. Nay chỉ còn 3.78 Mỹ Kim một bushel!
Các người làm nghề nông của Hoa Kỳ dĩ nhiên bị ảnh hưởng nặng nhất do việc các nhu yếu phẩm này xuống giá, chỉ còn một nửa so với hai hay ba năm trước. Tình trạng vỡ nợ bankruptcies nhiều phần sẽ xảy ra cho một số các farms tư nhân không có vốn liếng nhiều và đi vay nợ ngân hàng nhiều. Công ty chế tạo dụng cụ nông nghiệp như hãng Deere bị ảnh hưởng nặng nhất vì hiện nay không ai mua máy cầy hay máy hái mới nữa! Tam cá nguyệt vừa qua, hãng này giảm đi 40% thương vụ và phải layoff 1500 công nhân!
Việc giá cả của các nhu yếu phẩm này xuống nhiều chưa ảnh hưởng đến giá thực phẩm ta mua ngoài chợ vì giá cả người tiêu thụ phải trả khi đi chợ tùy thuộc nhiều vào giá chuyên chở, nhân công.. Và phải mất một thời gian lâu giá hạ thấp của bắp, soybean .. mới ra đến chợ! Nhưng đây là dấu hiệu nguy hiểm cho nạn giảm phát deflation, đang có khuynh hướng bắt rễ và lan tràn khắp nơi trên toàn cầu. Vì khi giá xăng xuống nhiều như hiện nay và giá thực phẩm tương lai cũng sẽ xuống nhiều, chỉ số CPI (consumer price index) sẽ cho thấy không còn lạm phát nữa và sẽ trở thành giảm phát deflation! Đây là điều Federal Reserve lo ngại nhất. Nên nhiều phần Ngân Hàng Trung Ương càng không thể cho tăng lãi xuất được nữa. Vì sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ xuống vực thẳm ngay!
Nền kinh tế giả tạo của Trung Hoa tất nhiên không sớm thì muộn cũng sẽ vỡ tan. Nhưng khi đổ bể tan tành, sự giả tạo và bịp bợm của chính quyền Trung Hoa đã gây ra vạ lây cho nhiều quốc gia và ảnh hưởng nặng đến mọi quốc gia trên toàn cầu, kể cả Hoa Kỳ. Điều rõ ràng là nền kinh tế giả tạo của Trung Hoa đã đem lại phồn thịnh kinh tế giả tạo cho nhiều quốc gia như Brazil, Canada, Úc, South Africa, Chile.. và nhiều quốc gia khác. Bây giờ cái giá phải trả cho những sự giả tạo này là sự suy sụp kinh tế của các quốc gia đó.
Nhưng một khi Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật cũng bị ảnh hưởng nặng, điều này có nghĩa thế giới Tây Phương cũng đã sai lầm quá nhiều khi giúp cho Trung Hoa về đầu tư và chuyển nhượng kỹ thuật một cách quá ơ hờ, khinh xuất và giờ đây phải chịu lấy hậu quả nặng nề.
Điều cần phải làm sẽ là nhân cơ hội này để triệt hạ kinh tế Trung Hoa tới nơi tới chốn bằng cách hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Hoa, ngưng tất cả các đầu tư tại xứ này và mang công việc sản xuất trở về bản xứ. Đồng thời Hoa Kỳ sẽ phải quyết tâm và xúc tiến hơn nữa trong việc kiềm tỏa Trung Hoa về quân sự, để bao vây xứ này không để cho chính quyền Tập Cận Bình thực hiện những tham vọng xâm chiếm và đe dọa các xứ lân bang. Chỉ khi đó toàn cầu mới có thể hy vọng được an bình và cùng nhau phát triển kinh tế chân thật, không phải chỉ đầy giả tạo như đã bị Trung Hoa dối gạt suốt mấy thập niên qua!
28 tháng 10, 2015
Nguyễn Đình Phùng
www.nguyendinhphung.com
Nguyễn Đình Phùng
Sự sụp đổ của nền kinh tế giả tạo tại Trung Hoa đã bắt đầu gây ra ảnh hưởng khắp nơi trên toàn cầu. Những diễn biến có thể đến chậm và không đều tùy thuộc vào tình trạng kinh tế riêng của mỗi quốc gia. Nhưng cuộc khủng hoảng này sẽ có tầm vóc lớn lao hơn nhiều so với các biến loạn về kinh tế gần đây như vụ vỡ tan quả bóng địa ốc của Hoa Kỳ năm 2007 hay vụ bể về kỹ thuật dot com năm 2000.
Sự sụp đổ kinh tế của Trung Hoa có thể đến chậm và mang sắc thái khác lạ hơn những vụ khủng hoảng trước vì Trung Hoa theo chế độ cộng sản chuyên chế và sự can thiệp của chính quyền, sau cùng vẫn vô hiệu quả vì không ngăn chặn nổi và phản ứng có thể còn tệ hại hơn!
Đây là lý do chính tại sao Ngân Hàng Trung Ương Federal Reserve Bank của Hoa Kỳ trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 vừa qua đã không dám cho tăng lãi xuất, dù đã hứa hẹn từ mấy tháng trước là sẽ cho tăng khỏi mức zero! Federal Reserve với bà chủ tịch Janet Yellen đã rất nóng lòng muốn thoát khỏi tình trạng kỳ quái là giữ lãi xuất ở mức zero đã hàng 6, 7 năm nay, muốn cho mọi sự trở về trạng thái bình thường. Nhưng khi thấy mức tạo công việc gần đây quá yếu, kinh tế vẫn còn èo uột, đã chùn tay không dám đi tới cho việc tăng lãi xuất.
Nhưng điều ai cũng hiểu dù Federal Reserve không nói rõ ràng, là vì cơ quan cầm lèo lái cho kinh tế Hoa Kỳ đã rét vì sợ sụp đổ kinh tế của Trung Hoa sẽ ảnh hưởng nặng đến kinh tế của Hoa Kỳ và của cả toàn cầu. Điều này cho thấy Federal Reserve đã tính toán và tiên đoán là kinh tế Trung Hoa sụp đổ sẽ gây ra tình trạng dây chuyền rất mạnh, kéo theo sự suy thoái cho chính nền kinh tế Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới.
Dấu hiệu đầu tiên và báo trước cho điều này chính là sự sụp đổ của thị trường nhiên liệu phẩm, hay gọi là commodities đang xảy ra hiện nay tại Hoa Kỳ. Giá dầu hỏa đã đi xuống từ hơn một năm nay, từ hơn 100 Mỹ Kim một thùng, nay chỉ còn 45 Mỹ Kim. Nhưng gần đây hơn hầu như tất cả các nhiên liệu phẩm khác đều bắt đầu sụp đổ. Giá của các kim loại như đồng và quặng sắt dùng để làm thép đã sụp nhanh chóng vì lý do Trung Hoa trước kia tiêu thụ hơn nửa số các kim loại này của toàn cầu dùng cho việc xây cất, nay đã ngưng trệ hẳn việc nhập cảng các nhiên liệu phẩm này.
Trong hai mươi năm từ 1993 đến 2013, Trung Hoa đã cho xây cất hơn 200 thành phố với dân số 1 triệu người cho mỗi thành phố, theo một tài liệu của Citigroup. Mức xây cất không tiền khoáng hậu này đã làm giá các nhiên liệu phẩm nhất là quặng sắt và đồng lên vùn vụt và các quốc gia như Úc, Canada, Brazil, Chile và nhiều quốc gia khác phát triển và kinh tế phồn thịnh nhờ xuất cảng các nhiên liệu phẩm này.
Nhưng các việc xây cất các thành phố này tại Trung Hoa đều là các thành phố ma, xây lên nhưng không ai ở. Hay những buildings cho dân ở, xây vô số kể nhưng không bán được hay không cho thuê được vì quá mắc, gấp hàng chục lần mức lương của dân Tàu trung bình, không ai vào ở được! Kết quả đây chỉ toàn là những xây cất giả tạo, tạo ảo tưởng Trung Hoa tiến triển nhanh và kinh tế phồn thịnh để gạt gẫm ngoại quốc và ngay chính người dân Tàu của chính quyền cộng sản Trung Hoa.
Đến nay là lúc mọi sự đã trở thành minh bạch, chính quyền cộng sản không gạt được ai nữa và đương nhiên các việc xây cất giả tạo đều phải cho ngưng lại hết hay không dám khởi công xây cất nào mới nữa. Kết quả là các nhà máy làm thép của Trung Hoa nay đã gần như bỏ không vì không sản xuất nữa. Các nhiên liệu phẩm trước kia nhập cảng ào ạt nay cho ngưng hết. Và các nhiên liệu này chất đống nằm ụ khắp nơi trên toàn cõi Trung Hoa, cũng như trên khắp các hải cảng xuất khẩu của các quốc gia trước kia bán nhiên liệu phẩm cho Trung Hoa!
Các công ty về nhiên liệu như Rio Tinto tại Úc bị lỗ nặng vì không bán sang Trung Hoa được nữa. Kinh tế Úc suy sụp vì việc xuất cảng sang Trung Hoa bị giảm nặng. Kết quả chính quyền tại Úc thay đổi vì kinh tế! Tại Canada, tình trạng cũng tương tự. Kinh tế xứ này đi vào suy thoái chính thức đã gần 2 năm chỉ vì xuất cảng nhiên liệu phẩm sang Trung Hoa đi xuống. Kết quả tuần lễ vừa qua, cuộc bầu cử mới tại Canada đã đưa thủ tướng mới Justin Trudeau của phe cấp tiến lên nắm quyền, hy vọng cứu vãn được kinh tế cho Canada.
Quốc gia bị nặng hơn cả có lẽ là xứ Brazil. Xứ này những năm trước kia phát triển nhanh chóng, có nền kinh tế lớn hàng thứ bảy trên toàn cầu, xếp chung với các xứ phát triển mạnh gọi là BRIC (Brazil, Russia, India, China). Nhưng kinh tế Brazil mạnh là nhờ xuất cảng các nhiên liệu phẩm, đặc biệt sang Trung Hoa. Nay xuất cảng kém hẳn vì Trung Hoa giảm nhập cảng, cộng thêm với giá cả cuả các nhiên liệu phẩm mất giá, xuống nhiều làm kinh tế xứ này khủng hoảng nặng. Chỉ từ đầu năm 2015 đến nay, giá trị của tiền Brazil so với Mỹ Kim đã mất đi 1/3 giá trị!
Nhưng không phải chỉ có các quốc gia xuất cảng nhiều các nhiên liệu phẩm commodities sang Trung Hoa mới bị ảnh hưởng. Giá của các nhiên liệu phẩm này xuống thấp quá nên đã làm thiệt hại cho chính các công ty Hoa Kỳ, sản xuất cho quốc nội, như hãng US Steel. Vì toàn cầu thặng dư về sắt, giá quá thấp, các xứ như Đại Hàn đã bán tống bán tháo với giá thép thật rẻ sang Hoa Kỳ gọi là dumping, đã làm thiệt hại nặng cho việc sản xuất thép của Hoa Kỳ. Như US Steel nay chỉ còn hoạt động ở mức 58% mức khả năng sản xuất. Lò sản xuất thép lớn tại Granite City, Illinois hiện nay chỉ sản xuất 1/2 mức bình thường là 2.8 tấn thép mỗi năm. Công ty US Steel cũng dự định đóng cửa lò thép này, có thể làm 2000 nhân công mất việc.
Phản ứng dây chuyền do sự sụp đổ kinh tế của Trung Hoa và mất giá của các nhiên liệu phẩm đã lan sang các đại công ty khác của Hoa Kỳ dính líu đến các kỹ nghệ này. Như hãng Caterpillar, chế các xe ủi đất, đào mỏ.. đã tuyên bố cắt 10,000 nhân công vì nhu cầu mua các xe ủi đất này giảm nhiều. Công ty làm nhôm như Alcoa hay công ty hóa học như Dupont đã tuyên bố sẽ chia công ty làm hai để đối phó với nhu cầu đi xuống. Đây là chưa kể đến các công ty về dầu hỏa đã sa thải nhân công tứ tung từ đầu năm đến giờ vì giá dầu xuống quá thấp và chưa thấy có triển vọng lên lại. Texas bị nặng nhất, nhưng ngay tại North Dakota, hơn 10,000 việc đã bị mất gần đây. Nhiều nhà cửa mới xây đã bắt đầu bị bỏ trống!
Giá cả của các nhiên liệu phẩm commodities như dầu hỏa, quặng sắt, thép, đồng, nhôm... đã xuống nhiều từ cả năm nay là điều dễ hiểu vì nhu cầu nhập cảng commodities từ Trung Hoa xuống nhiều. Nhưng dấu hiệu nguy hiểm nhất cho tình trạng toàn cầu đi vào nạn giảm phát deflation và khủng hoảng kinh tế từ Trung Hoa sẽ ảnh hưởng khắp nơi là giá cả của các nhu yếu phẩm như đậu nành soybean, bắp, lúa mạch... cũng bắt đầu xuống nhiều. Hai năm trước, giá của soybean là 15 Mỹ Kim một giạ (hay bushel, đơn vị đo lường khoảng 35 lít). Hiện nay giá soybean chỉ còn 8.90 Mỹ Kim một giạ. Bắp là thực phẩm quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong năm 2012 có giá cả là 6.93 Mỹ Kim một bushel. Nay chỉ còn 3.78 Mỹ Kim một bushel!
Các người làm nghề nông của Hoa Kỳ dĩ nhiên bị ảnh hưởng nặng nhất do việc các nhu yếu phẩm này xuống giá, chỉ còn một nửa so với hai hay ba năm trước. Tình trạng vỡ nợ bankruptcies nhiều phần sẽ xảy ra cho một số các farms tư nhân không có vốn liếng nhiều và đi vay nợ ngân hàng nhiều. Công ty chế tạo dụng cụ nông nghiệp như hãng Deere bị ảnh hưởng nặng nhất vì hiện nay không ai mua máy cầy hay máy hái mới nữa! Tam cá nguyệt vừa qua, hãng này giảm đi 40% thương vụ và phải layoff 1500 công nhân!
Việc giá cả của các nhu yếu phẩm này xuống nhiều chưa ảnh hưởng đến giá thực phẩm ta mua ngoài chợ vì giá cả người tiêu thụ phải trả khi đi chợ tùy thuộc nhiều vào giá chuyên chở, nhân công.. Và phải mất một thời gian lâu giá hạ thấp của bắp, soybean .. mới ra đến chợ! Nhưng đây là dấu hiệu nguy hiểm cho nạn giảm phát deflation, đang có khuynh hướng bắt rễ và lan tràn khắp nơi trên toàn cầu. Vì khi giá xăng xuống nhiều như hiện nay và giá thực phẩm tương lai cũng sẽ xuống nhiều, chỉ số CPI (consumer price index) sẽ cho thấy không còn lạm phát nữa và sẽ trở thành giảm phát deflation! Đây là điều Federal Reserve lo ngại nhất. Nên nhiều phần Ngân Hàng Trung Ương càng không thể cho tăng lãi xuất được nữa. Vì sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ xuống vực thẳm ngay!
Nền kinh tế giả tạo của Trung Hoa tất nhiên không sớm thì muộn cũng sẽ vỡ tan. Nhưng khi đổ bể tan tành, sự giả tạo và bịp bợm của chính quyền Trung Hoa đã gây ra vạ lây cho nhiều quốc gia và ảnh hưởng nặng đến mọi quốc gia trên toàn cầu, kể cả Hoa Kỳ. Điều rõ ràng là nền kinh tế giả tạo của Trung Hoa đã đem lại phồn thịnh kinh tế giả tạo cho nhiều quốc gia như Brazil, Canada, Úc, South Africa, Chile.. và nhiều quốc gia khác. Bây giờ cái giá phải trả cho những sự giả tạo này là sự suy sụp kinh tế của các quốc gia đó.
Nhưng một khi Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật cũng bị ảnh hưởng nặng, điều này có nghĩa thế giới Tây Phương cũng đã sai lầm quá nhiều khi giúp cho Trung Hoa về đầu tư và chuyển nhượng kỹ thuật một cách quá ơ hờ, khinh xuất và giờ đây phải chịu lấy hậu quả nặng nề.
Điều cần phải làm sẽ là nhân cơ hội này để triệt hạ kinh tế Trung Hoa tới nơi tới chốn bằng cách hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Hoa, ngưng tất cả các đầu tư tại xứ này và mang công việc sản xuất trở về bản xứ. Đồng thời Hoa Kỳ sẽ phải quyết tâm và xúc tiến hơn nữa trong việc kiềm tỏa Trung Hoa về quân sự, để bao vây xứ này không để cho chính quyền Tập Cận Bình thực hiện những tham vọng xâm chiếm và đe dọa các xứ lân bang. Chỉ khi đó toàn cầu mới có thể hy vọng được an bình và cùng nhau phát triển kinh tế chân thật, không phải chỉ đầy giả tạo như đã bị Trung Hoa dối gạt suốt mấy thập niên qua!
28 tháng 10, 2015
Nguyễn Đình Phùng
www.nguyendinhphung.com