Post by cuong on Jan 28, 2016 18:21:02 GMT
Ho Mãn Tính
link
BS Ðặng Trần Hào
Theo Y Khoa Ðông Phương ho có cấp tính và mãn tính, do hàn, do nhiệt, do phế mất quân bình, do gan nóng, do tỳ khí suy gây ra, ho có những triêu chứng khác nhau.
Chúng ta sẽ tìm hiểu ho mãn tính do phế khí suy và phế hỏa, khô sinh ra.
Do phế khí suy
Phế chủ khí, là vật chất trọng yếu để duy trì sự sống. Khí được tạo bởi hai nguồn: một là khí ở trời do phế hít vào, hai là tinh khí trong đồ ăn uống, vào dạ dầy được phối hợp với tỳ và chuyển hóa thành hai phần khí. Phần thanh khí chuyển lên phổi để đưa vào tim đi nuôi cơ thể. Phần trọc khí đưa xuống ruột non, ruột già thanh lọc một lần nữa, phần thanh đưa lên phế và phần trọc đưa xuống ruột già và bàng quang thải ra ngoài. Hai khí này kết hợp lại chứa ở lồng ngực gọi là "tôn khí.” Tôn khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân có nhiệm vụ trao đổi hít thở, dồn về tâm và đưa vào kinh mạch đi nuôi cơ thể.
Tâm chủ về huyết và phế chủ về khí. Cơ thể nhờ sự vận hành tuần hoàn của khí huyết để vận hành chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động cơ năng hoạt động nhịp nhàng giữa các tạng phủ. Tâm với phế, huyết với khí nương, tựa nhau tạo nên sự làm việc chặt chẽ và nhịp nhàng trong thân thể của chúng ta.
Phế còn thông điều thủy đạo, và túc giáng: Nếu phế mất khả năng túc giáng sự thay đổi cũ mới của thủy dịch sẽ gây ra trở ngại, thì thủy dịch sẽ dồn lại, tiểu tiện sẽ không thông, lâu ngày sẽ sinh ra phù thũng. Phế chủ về khí, cho nên lỗ chân lông cũng gọi là "khí môn.” Người bệnh phế khí hư có thể gây ra ho mãn tính và da lông cũng thường bị hư yếu, hay ra mồ hôi còn dễ bị cảm khi thời tiết đổi từ nóng sang lạnh, hay đổi từ Thu sang Ðông là như vậy.
Một khi thận dương suy, ảnh hưởng tới phế khí suy gây ra thận bất nạp khí. Bệnh nhân thở hụt hơi, có nghĩa hít vào ngắn hơn thở ra, ho lâu không khỏi, tiếng ho thấp, khẽ, đờm nhiều, sắc trắng, mỏi mệt, đau phần dưới lưng, sợ lạnh, tinh thần mệt mỏi, hay sợ.
Bài thuốc
Hồng sâm 12 grs
Phục linh 9 grs
Sơn thù du 9 grs
Bạch truật 9 grs
Sa nhân 9 grs
Hoài sơn 9 grs
Thục địa 12 grs
Hoàng kỳ 9 grs
Quế bì 9 grs
Phụ tử 9 grs
Tử tô tử grs
Khoảng đông hoa 9 grs
Tử uyển 9 grs
Bách bộ 9 grs
Bán hạ 9 grs
Cát cánh 9 grs
Cam Thảo 6 grs
- Hồng sâm, quế bì, phụ tử: Bổ thận dương.
- Sa nhân, bạch truật, phục linh, cam thảo: Tứ quân tử thang, bổ tỳ khí và thận khí.
- Thục địa, hoài sơn: Gia tăng khí lực, bổ máu và nuôi dưỡng cơ thể.
- Tử tô, khoảng đông hoa, tử uyển, bách bộ, bán hạ: Tuyên phế, giáng khí, hóa đàm.
Bài thuốc này giúp cho thận và phế ấm lại, người bệnh cảm thấy phấn chấn ra, hết ho, hết sợ lạnh, sợ gió, hơi thở trở lại bình thường, bớt đi tiểu nhiều lần và nhất là khi ho nước tiểu không bị nhỉ ra nhất là đối với phụ nữ. Lý do thận khí suy là cơ vòng bị nhão ra không đàn hồi theo như ý mình muốn, vì vậy phải bổ thận khí.
Do phế âm suy
Thận âm suy thường đưa tới phế âm suy, ho lâu không khỏi, đờm ít hoặc không có đờm, có lẫn sợi huyết, kèm sốt nhẹ vào buổi chiều và đêm, lòng bàn tay và chân nóng, miệng khô, họng ráo. thêm thận âm suy đau thắt lưng, nhức trong xương, yếu đầu gối, lưỡi đỏ và khô khô. Mạch vi sác.
Lục Vị Ðịa Hoàng Thang
Phục thần 9 grs
Sơn thù du 9 grs
Thục địa 12 grs
Mẫu đơn bì 6 grs
Trạch tả 9 grs
Hoài sơn 9 grs
- Phục thần: An tâm, lợi tiểu, thanh hư hỏa.
- Sơn thù du, thục địa, mẫu đơn bì: Bổ thận âm và thanh hư hỏa.
- Trạch tả, hoài sơn: Lợi tiểu, và bổ thận.
Gia:
- Hoàng cầm (9 grs), tri mẫu (6 grs), xuyên bối mẫu (9 grs): Thanh hỏa, tiêu thấp, tiêu đàm.
- Mạc môn đông (9 grs), thiên môn đông (9 grs), cát cánh (9 grs), bán hạ (9 grs), tang bạch bì (9 grs): Bổ phế âm, nhuận phế, tiêu đàm và lợi tiểu.
- Kim ngân hoa (9 grs), sinh khương (9 grs), tử tô tử (9 grs): Giảm sưng phế quản, tiêu đàm, và giáng phế khí.
- Ðương qui (9 grs), xuyên khung (9 grs): Bổ âm và thông huyết.
Vì chúng ta đang tìm hiểu những bệnh liên quan tới thận và phế suy. Một khi phế yếu không hít thở được đầy đủ O-xy cần thiết cho cơ thể và tế bào có cơ hội bị ung thư nhiều hơn người có phế khí khỏe để lấy đầy đủ O-xy.