Post by cuong on Mar 16, 2016 1:29:29 GMT
Tại sao bị lạt miệng?
link
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào
Lạt miệng là một bệnh liên quan tới hệ thống tiêu hóa, thường liên quan tới hàn, thận và tỳ khí suy. Thận thuộc hành thủy và tỳ thuộc hành thổ. Một khi thận suy yếu sẽ làm tỳ khí suy theo, không vận hóa được thủy cốc. Vì vậy, trên lâm sàng các bệnh liên quan tới tiêu hóa thường do tỳ, vị và thận sinh ra.
Kỳ này chúng ta đi tìm hiểu vì sao chúng ta hay bị lạt miệng và do những nguyên nhân nào sinh ra?
Lạt miệng do phong hàn
Người bị cảm họ, nóng lạnh hay chảy nước mũi, ho rất nhiều, nhất là về đêm nằm xuống là ho liên miên, rất khó chịu và ho mà không long đờm là do âm hàn kinh trúng phong.
Hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm cúm. Phong là dương tà đi lên và tỏa ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần thượng tiêu (phần trên) của cơ thể và phần dưới của da lông, sợ gió. Bệnh do phong hay di động và đau các khớp xương, đau chỗ này, chỗ khác, ngứa nhiều chỗ, nên thường gọi là phong độc, hâm hấp sốt, đôi khi lạnh buốt không có mồ hôi, nhẩy mũi, chẩy nước mũi, ngứa cổ, sợ lạnh, sợ gió, ho không đờm hoặc có đởm trắng, miệng lạt ăn không ngon.
Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù.
Chủ trị: Sơ phong, tán hàn.
Quế Chi Thang
Ma hoàng 9 grs
Quế chi 6 grs
Hạnh nhân 9 grs
Cam thảo 2 grs
- Ma hoàng và quế chi gia tăng thông huyết, tán hàn và cho ra mồ hôi.
- Ma hoàng và hạnh nhân giúp tiêu đờm và ngưng ho, và thanh nhiệt trong phổi.
- Cam thảo phối hợp các vị thuốc.
Gia:
- Thương nhĩ tử 6 grs, tân di 6 grs, tử tô tử 6 grs, cát cánh 6 grs: Giúp ngưng chảy nước mũi, hắt xì hơi, ngưng ho và tiêu đờm.
Lạt miệng do thận và tỳ khí suy
Thường gặp ở người già miệng lạt, biếng ăn hay ăn không được nhiều, đôi khi đau bụng vùng hạ vị, phân còn sống, bụng đầy trướng, chậm tiêu hóa, chân tay lạnh, thích nóng, đi tiểu nhiều lần, đau nhức, chân yếu bất lực. Mạch trầm, tế và nhược. Rêu lưỡi trắng và dầy.
Phương pháp chữa trị: Ôn bổ tỳ và thận khí.
Phụ Tử Lý Trung Thang
Phụ tử chế 9 gr
Ðảng sâm 12 grs
Bạch truật 12 grs
Cam thảo 6 grs
Can khương 9 grs
Phá cố chỉ 12 grs
Ngô thù du 6 grs
Bạch đậu khấu 6 grs
Ngũ vị tử 6 grs
Gia:
Bạch biển đậu 9gr
Mộc hương 9 grs
Sa nhân 6 grs
Thần khúc 9 grs
Sơn tra 12 grs
- Ðảng sâm, bạch truật, can khương, phá cốt chỉ, ngô thù du, ngũ vị tử: Bổ tỳ khí, kiện toàn tiêu hóa và tán hàn,
- Phụ tử: Bổ thận dương và ôn trung tán hàn.
- Mộc hương, sa nhân, bạch biển đậu, thần khúc, sơn tra: Tản khí, ôn tỳ vị, tiêu thấp, tiêu thực, kiện toàn tiêu hóa, ăn ngon không còn lạt miệng.
- Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.
Lạt miệng do thấp hàn
Lạt miệng do thấp hàn, thường do viêm gan các loại gây ra.
Có triệu chứng ăn ít, không ngon miệng, lạt miệng, ỉa chảy, sợ lạnh. Rêu lưỡi trắng, dầy. Mạch phù hoãn.
Phương pháp chữa: Tán hàn, phương hương hóa thấp, ôn trung.
Hoắc Hương Chính Khí Thang
Hoắc hương 3 grs
Phục linh 9 grs
Cát cánh 6 grs
Binh lăng 3 grs
Bạch truật 9 grs
Hậu phát 6 grs
Ðương quy 3 grs
Ðại táo 3 trái
Bán hạ 9 grs
Thanh bì 6 grs
Sinh khương 3 grs
Tử tô tử 3 grs
Cam Thảo 3 grs
- Hoắc hương là vị chính trong thang thuốc, gia tăng chức năng dạ dầy, kiện toàn tiêu hóa, miệng có vị giác.
- Tử tô tử, đương quy: Giáng khí.
- Phục linh, bán hạ, thanh bì, cam thảo, sinh khương và bạch truật: Tản huyết tích tụ trong dạ dầy và ngưng mửa.
- Hậu phát, binh lăng, cát cánh: Gia tăng chức năng, tản khí, giáng khí tại dạ dầy và đồng thời giảm trướng tại thượng vị, ăn ngon.