Post by cuong on Mar 22, 2016 4:45:05 GMT
Dễ hiểu lắm. Dân Việt Nam mình vốn là dân có thói bầy đoàn, đàn đúm nên hay bắt chước. Cái hình ảnh dân Bắc với trình độ văn hóa cao so với dân các dân miền khác, có vẻ sáng giá hơn nên dễ là cái hình ảnh mẩu mực cho các miền khác bắt chước. Đã vậy các ca sĩ trình độ văn hóa vốn không cao, bản lĩnh không vững nên dễ bị ảnh hưởng lôi cuốn hát theo giọng Bắc.
Bắt chước những điều hay thì nên, còn những điều dở chẳng những không nên bắt chước mà còn phải tẩy chay. Trong lãnh vực văn hóa về ngôn ngữ, người Bắc nói "ngọng", viết ngọng nhiều lắm.
Chẳng hạn những chữ bắt đầu bằng âm "s" người Bắc không phát âm được âm "sh" nên cứ phang đại, hoặc xài lẫn lộn "s" thành "x". Thành ra những chữ như "sạo" thì người Bắc viết thành "xạo", hay "chia sẻ" thì người Bắc phang là "chia xẻ". Trong lãnh vực văn chương, có nhiều nhà văn nổi tiếng miền Bắc vẫn hay bị sai lỗi căn bản chính tả về âm "s", âm "x", làm cho độc giả nhiều khi đọc truyện, bài viết cứ phải nhăn mặt và đánh giá trị về khả năng người viết. Những cách phát âm, viết sai âm "s", "x" của người Bắc đã ảnh hưởng sai lầm không ít trong lãnh vực văn hóa làm cho nhiều người ở các miền khác khi viết cũng bị ảnh hưởng viết sai theo.
Âm "ưu" như chữ "hữu" nhiều người Bắc phát âm không được. Người Bắc nói "hữu" là "hĩu", hay chữ "bướu" người Bắc đọc không được... Những lỗi phát âm này của người Bắc không ảnh hưởng tới cách phát âm của vùng khác.
Người Bắc còn phát âm sai nhiều chữ nhưng nó chỉ có tính cách địa phương. Chẳng hạn như một số địa phương phát âm "n" thành "l" hoặc ngược lại; "trời" thành "giời", "trâu trắng" thì đọc là "tâu tắng", "giông tố" thành "rông tố"... Những phát âm sai lỗi này cũng không ảnh hưởng đến những vùng khác.
Tuy nhiên người Bắc bị một lỗi lầm nặng trong cách phát âm, như "r" thì nói là "d", hay "tr" thì nói là "ch" làm ảnh hưởng, sai lạc trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật không nhỏ. Các ca sĩ người Bắc phát âm sai "r", hay "tr", không hát được những chữ âm "r" "tr" thì còn chấp nhận được. Những ca sĩ miền Trung, hay miền Nam thấy người Bắc hát sai lại nhắm mắt bắt chước cái sai hát theo, bao nhiêu âm "r" hay "tr" tự động đổi thành âm "d", âm "ch" thì không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, ca sĩ hát "giờ này em d(r)ời thư viện đi d(r)ong chơi", nghe thật chỉ muốn chửi. Cả cái thư viện to lớn như vậy mà người con gái có thể di dời vác nó đi chơi được à?... Các thầy cô người Bắc dậy cho thế hệ lớn lên bây giờ ở hải ngoại học Việt ngữ, thầy cô cũng chẳng phân biệt được văn nói khác với văn viết, cứ đọc sao thì viết ra như vậy nên "tr" là cứ phang là "ch" như chữ "trông cậy" thầy cô dậy cho các em học sinh là "chông cậy". Thầy cô đã nắm không vững tự ngữ Việt, thì dậy học sinh, làm sao học sinh có thể thu nhận đúng.
...
Các ca sĩ người Bắc hát sai âm "r", âm "tr" là họ đã bị giảm giá trị giọng ca của họ vì những lầm lỗi, thì các ca sĩ miền Trung, miền Nam lại lao đầu theo, bắt chước sửa giọng cho sai theo những kẻ lầm lỗi để giảm giá trị giọng ca của họ theo ca sĩ Bắc! Mình dở, mình bắt chước điều hay, lẽ phải là mình cầu tiến. Mình đúng, người sai, lại đi bắt chước cái sai của người để cầu lùi. Chỉ biết lắc đầu...!!!
Bắt chước những điều hay thì nên, còn những điều dở chẳng những không nên bắt chước mà còn phải tẩy chay. Trong lãnh vực văn hóa về ngôn ngữ, người Bắc nói "ngọng", viết ngọng nhiều lắm.
Chẳng hạn những chữ bắt đầu bằng âm "s" người Bắc không phát âm được âm "sh" nên cứ phang đại, hoặc xài lẫn lộn "s" thành "x". Thành ra những chữ như "sạo" thì người Bắc viết thành "xạo", hay "chia sẻ" thì người Bắc phang là "chia xẻ". Trong lãnh vực văn chương, có nhiều nhà văn nổi tiếng miền Bắc vẫn hay bị sai lỗi căn bản chính tả về âm "s", âm "x", làm cho độc giả nhiều khi đọc truyện, bài viết cứ phải nhăn mặt và đánh giá trị về khả năng người viết. Những cách phát âm, viết sai âm "s", "x" của người Bắc đã ảnh hưởng sai lầm không ít trong lãnh vực văn hóa làm cho nhiều người ở các miền khác khi viết cũng bị ảnh hưởng viết sai theo.
Âm "ưu" như chữ "hữu" nhiều người Bắc phát âm không được. Người Bắc nói "hữu" là "hĩu", hay chữ "bướu" người Bắc đọc không được... Những lỗi phát âm này của người Bắc không ảnh hưởng tới cách phát âm của vùng khác.
Người Bắc còn phát âm sai nhiều chữ nhưng nó chỉ có tính cách địa phương. Chẳng hạn như một số địa phương phát âm "n" thành "l" hoặc ngược lại; "trời" thành "giời", "trâu trắng" thì đọc là "tâu tắng", "giông tố" thành "rông tố"... Những phát âm sai lỗi này cũng không ảnh hưởng đến những vùng khác.
Tuy nhiên người Bắc bị một lỗi lầm nặng trong cách phát âm, như "r" thì nói là "d", hay "tr" thì nói là "ch" làm ảnh hưởng, sai lạc trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật không nhỏ. Các ca sĩ người Bắc phát âm sai "r", hay "tr", không hát được những chữ âm "r" "tr" thì còn chấp nhận được. Những ca sĩ miền Trung, hay miền Nam thấy người Bắc hát sai lại nhắm mắt bắt chước cái sai hát theo, bao nhiêu âm "r" hay "tr" tự động đổi thành âm "d", âm "ch" thì không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, ca sĩ hát "giờ này em d(r)ời thư viện đi d(r)ong chơi", nghe thật chỉ muốn chửi. Cả cái thư viện to lớn như vậy mà người con gái có thể di dời vác nó đi chơi được à?... Các thầy cô người Bắc dậy cho thế hệ lớn lên bây giờ ở hải ngoại học Việt ngữ, thầy cô cũng chẳng phân biệt được văn nói khác với văn viết, cứ đọc sao thì viết ra như vậy nên "tr" là cứ phang là "ch" như chữ "trông cậy" thầy cô dậy cho các em học sinh là "chông cậy". Thầy cô đã nắm không vững tự ngữ Việt, thì dậy học sinh, làm sao học sinh có thể thu nhận đúng.
...
Các ca sĩ người Bắc hát sai âm "r", âm "tr" là họ đã bị giảm giá trị giọng ca của họ vì những lầm lỗi, thì các ca sĩ miền Trung, miền Nam lại lao đầu theo, bắt chước sửa giọng cho sai theo những kẻ lầm lỗi để giảm giá trị giọng ca của họ theo ca sĩ Bắc! Mình dở, mình bắt chước điều hay, lẽ phải là mình cầu tiến. Mình đúng, người sai, lại đi bắt chước cái sai của người để cầu lùi. Chỉ biết lắc đầu...!!!